Đâu là nội dung của biện pháp sinh học?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Đáp án đúng: D
Giải thích:
+ Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
+ Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nguyên lí thứ tư trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
Nguyên lí đầu tiên trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
Có mấy loại chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng có nguồn gốc từ vi sinh vật?
Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng gồm mấy nguyên lí chính?
Nguyên lí thứ hai trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
Nguyên lí thứ ba trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
Đâu là nội dung của biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh?