IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 345

Phép nhân số thâp phân có tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất giao hoán

B. Tính chất kết hợp

C. Cả A và B đều đúng

Đáp án chính xác

D. Cả A và B đều sai

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

- Phép nhân số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi: a × b = b × a.

- Phép nhân số thập phân có tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại: (a × b) × c = a × (b × c).

Vậy cả A và B đều đúng.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; … ta chỉ việc chuyện dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba… chữ số. Phát biểu trên đúng hay sai?

Xem đáp án » 25/05/2022 505

Câu 2:

Tính nhẩm: 52,8 × 0,1

Xem đáp án » 25/05/2022 421

Câu 3:

Tính nhẩm: 36,1 × 0,001

Xem đáp án » 25/05/2022 417

Câu 4:

Điền số thích hợp vào ô trống:

9,9 × 4,25 = ... × 9,9

Xem đáp án » 25/05/2022 374

LÝ THUYẾT

Quy tắc: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:

- Nhân như nhân các số tự nhiên.

- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:

a) 13,5 x 2,4                                  

 b) 2,56 x 4,8

Bài giải

a) Ta đặt tính rồi làm như sau:

Nhân một số thập phân với một số thập phân (ảnh 1)

Vậy: 13,5 x 2,4 = 32,4

b) Ta đặt tính rồi làm như sau:

Nhân một số thập phân với một số thập phân (ảnh 1)

Vậy:  2,56 x 4,8 = 12, 288

2. Các tính chất của phép nhân số thập phân

+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.

a x b = b x a

+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.

(a x b) x c = a x (b x c)

3. Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; …

Quy tắc: Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.

Ví dụ 1: Nhân nhẩm:

a) 12,8 × 0,1

b) 724,6 × 0,01

c) 4774 × 0,001

d) 59632,7 × 0,0001

Cách giải:

a) 12,8 × 0,1 = 1,28

b) 724,6 × 0,01 = 7,246

c) 4774 × 0,001 = 4,774

d) 59632,7 × 0,0001 = 5,96327

Chú ý: Nếu số chữ số ở phần nguyên của một số ít hơn số chữ số 0 của các số 0,1; 0,01; 0,001 thì khi nhân hai số ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên trái phần nguyên của số đó rồi nhân như bình thường.

Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.

Hai thừa số có tất cả ba chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra ba chữ số kể từ phải sang trái.

Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:

- Nhân như số tự nhiên.

- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »