Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 4,344

Câu 2: (VDC) 

Đế Thích: Ông Trương Ba… (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống  lại, dù có bị phạt nặng… Nhưng còn ông… rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?  Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai  nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!  

Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã  được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.  

Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ  có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là  làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn… 

Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…  

Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá,  không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là  Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…  

Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được  tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được  nữa.  

Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn  là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí  lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa  chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc. 

(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.151- 152) 

Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chiều sâu triết  lý về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu 2 

Phương pháp:  

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về nhân vật hồn Trương Ba, chiều sâu triết lý về con người của  nhà văn Lưu Quang Vũ. 

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

I. Mở bài 

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Lưu Quang Vũ: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc  trưng của nhà thơ. 

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung,  giá trị nghệ thuật. 

- Khái quát vị trí, nội dung của đoạn trích và nhân vật Trương Ba. 

II. Thân bài 

a, Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại: 

- Sau ba tháng ngụ cư trong xác hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với chính mình và với người  thân, bị người thân nghi ngờ, xa lánh. 

- Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của  mình, Hồn Trương Ba khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!”. Chính  vì vậy mà ông thắp hương cầu Đế Thích xuất hiện. Và một cuộc đối thoại sòng phẳng giữa Thần Thánh và  Người đã diễn ra về cách sống toàn vẹn của một con người.  

- Trong lúc tranh luận, cả hai nghe cái Gái báo tin cho mẹ là cu Tị chết rồi. Đế Thích muốn chuyển Hồn  Trương Ba qua xác cu Tị, Đế Thích đồng ý, và hỏi lại: “Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân  thể ai?”.  

=> Một đoạn kịch thật có ý nghĩa cho những ai thích tồn tại vào cuộc sống giả tạo của kẻ khác. Thấy rõ giá trị  của luật tự nhiên để sống thật với chính mình. 

b, Diễn biến cuộc đối thoại: 

* Thuật lại diễn biến: 

- Trương Ba nêu rõ nguyện vọng muốn được là mình toàn vẹn. Đế Thích không thể thỏa mãn được ý muốn  của Trương Ba vì xác của Trương Ba đã tan rữa trong bùn đất; Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận  hoàn cảnh thực tại vì thế giới vốn không toàn vẹn. 

- Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích; trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của cuộc sống  và dứt khoát xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt. 

- Đế Thích muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những  lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể  xác cu Tị. 

- Thần thánh cũng sai lầm, qua lời của Đế Thích: “Việc ông phải chết chỉ là một sai lầm của quan thiên đình.  Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống”.  

- Nghe Đế Thích trần tình như thế, Hồn Trương Ba đã đáp lại: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp  vá và gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa. hoặc phải bù lại bằng một việc đúng  khác”.

=> Hồn Trương Ba đã lí luận đúng, ngay từ sự việc của Trương Ba.  

- Trương Ba phải chết vì sự sai lầm của các thần quan trên thiên đình. Từ sai lầm ấy, và vì tính háo danh,  muôn “người trên trời, dưới đất mới biết tới cao cờ như thế nào” nên Đế Thích mới chắp vá và gượng ép” cho  hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt tạo nên nỗi khổ không chỉ cho Trương Ba mà còn với cả những người  thân. 

- Cũng vì ích kỉ, háo danh mà Đế thích quyết phạm một sai lầm khác là cho Hồn Trương Ba nhập vào cu Tị

- Trương Ba kiên quyết từ chối tái sinh trong thân thể non nớt của cu Tị, không chấp nhận cảnh sống giả tạo;  kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại. Đế Thích cuối cùng đã  thuận theo đề nghị của Trương Ba, làm phép cho anh hàng thịt, cu Tị sống lại và Trương Ba thì chết hẳn.

* Sự đấu tranh để được trở về với luật tự nhiên vật nào hồn đó trong một thể thống nhất của Hồn  Trương Ba: 

- Hồn Trương Ba xác định vấn đề: “Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tòi đã chết rồi, hãy để tôi chết hắn!”  Theo luật tự nhiên có sanh thì có tử. 

- Đế Thích thì buộc “Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào...” - Và hù dọa: “Ông sẽ không còn lại một chút gì  nữa..”🡪 Thỏa mãn thú vui và tính háo danh. 

- Hồn Trương Ba lại phải giải thích rằng cũng ham sống lắm, nhưng sống mà mình không còn là mình, bắt  người thân phải khổ vì mình thì đó là cái giá không thể trả được.  

- Hồn Trương Ba đã đặt ngược lại vấn đề rồi đi đến kết luận: “Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng  chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc”. Dù “bọn khốn  kiếp” đã được Hồn Trương Ba giải thích nhưng cũng đụng chạm đến tự ái của Đế Thích.  

- Lời giải thích “Có những cái giá đắt quá, không thể trả được..”, về sự vô lí là phải sống giả tạo vào người  khác (Đế Thích) tồn tại, rồi đi đến quyết định: “Nếu còn tiếp tục sống, tôi cũng chẳng thích đánh cờ với ông  nữa! Đánh cờ với ông chán lắm! Không có gì chán bằng đánh cờ với tiên!” đã làm thay đổi ý định của Đế  Thích để rồi “không còn cái vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. 

c. Nhận xét chiều sâu triết lý về con người của Lưu Quang Vũ: 

* Ý nghĩa của triết lý “hãy sống là chính mình”: 

- Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hoà giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng  như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. 

- Một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời  sống tâm hồn. 

=> Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh  phúc thật sự của con người. 

* Triết lí nhân sinh: 

- Sống thực cho ra một con người không phải là điều đơn giản- Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một  tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi 

- Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một  cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác 

- Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả  tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách 

=> Lưu Quang Vũ đã thể hiện những tình huống truyện độc đáo, qua những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện mà  khắc họa rõ nét khát vọng sống là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba 

III. Kết bài: 

- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Trương Ba và tài năng, chiều sâu triết lí về con người của Lưu Quang  Vũ. 

- Nêu cảm nhận của bản thân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn trích:  

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm  nghệ thuật mới.  

Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp  hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu  đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành  điểm nhấn của cả chiếc bát.  

Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho  bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn  toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính  mình.  

Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn  những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể  vượt qua.”  

Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của  cuộc đời mình. 

(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html) 

Câu 1: (NB) Người Nhật Bản đã làm gì khi một cái bát bị nứt vỡ?

Xem đáp án » 16/09/2021 11,163

Câu 2:

Đọc đoạn trích:  

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm  nghệ thuật mới.  

Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp  hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu  đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành  điểm nhấn của cả chiếc bát.  

Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho  bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn  toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính  mình.  

Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn  những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể  vượt qua.”  

Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của  cuộc đời mình. 

(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html)

Câu 4: (VD) Anh/ Chị có đồng tình với lời khuyên: Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những  tổn thương của mình không? Vì sao?

Xem đáp án » 16/09/2021 5,170

Câu 3:

Đọc đoạn trích:  

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm  nghệ thuật mới.  

Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp  hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu  đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành  điểm nhấn của cả chiếc bát.  

Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho  bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn  toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính  mình.  

Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn  những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể  vượt qua.”  

Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của  cuộc đời mình. 

(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html)

Câu 2: (TH) Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Con người cũng vậy được nhắc đến trong văn bản?

Xem đáp án » 16/09/2021 5,089

Câu 4:

Đọc đoạn trích:  

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm  nghệ thuật mới.  

Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp  hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu  đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành  điểm nhấn của cả chiếc bát.  

Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho  bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn  toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính  mình.  

Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn  những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể  vượt qua.”  

Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của  cuộc đời mình. 

(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html)

Câu 3: (TH) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên  những mảnh vỡ của cuộc đời mình.

Xem đáp án » 16/09/2021 4,716

Câu 5:

LÀM VĂN 

Câu 1: (VDC)  

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  về giải pháp để “trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình” trong cuộc sống hôm nay.

Xem đáp án » 16/09/2021 2,332

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »