Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 72

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây – Tiểu phẩm “HÃY CHO CON ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG”

Cảnh 1: Tại một quán rượu quê, Ông Tuấn và Ông Bình đang ngồi uống rượu. Hai ông đang thao thao bất tuyệt câu chuyện về những đứa con gái của hai ông…

- Ông Bình: Tôi với ông có cái duyên là đẻ toàn Vịt, một lũ Vịt không cánh… mà sao nó không bay… uống rượu vịt cho quên vịt đi, mời ông.

- Ông Tuấn:Thế vợ chồng ông có tính đẻ thêm không? Tôi ra chỉ tiêu cho bà nhà tôi sẽ đẻ bằng được một thằng cu,  dù là đứa thứ 7 hay thứ 10.

- Ông Bình: bà nhà tôi lớn tuổi rồi đẻ sao được nữa…, thôi tôi cho chúng đi làm kiếm tiền, à mà con Hằng nhà ông lớn tướng rồi, 12, 13 tuổi rồi… con gái học ít thôi cho nó đi làm. Đấy con Xoan nhà tôi thua con Hằng nhà ông hai tuổi tôi nó nghỉ học đi phụ Bác nó bán hàng ăn, mỗi tháng cũng kiếm được tiền triệu đấy. Nó đi làm tôi mới có tiền uống rượu… (cười).

- Ông Tuấn (giọng say xỉn, vừa nói vừa nghĩ đến con gái): Vậy cơ hả, vậy tôi sẽ cho con Hằng nhà tôi nó theo con gái ông đi làm, ông giúp tôi nhé.

Cảnh 2: Ông Bảo tay cầm chai rượu, bước chân siêu vẹo, vừa đi ông vừa lẩm bẩm và hát mấy điệu nghêu ngao. Vừa về đến nhà, ông đã lớn giọng quát

- Ông Tuấn: Con Hằng đâu? Con Hằng đâu? Ra đây tao bảo.

Vợ ông đang dọn đồ trong bếp, thấy chồng về trong bộ dạng say xỉn, liền chạy ra đỡ và dìu vào nhà.

- Bà Mai (giọng bà buồn rầu, than vãn): Trời ơi là trời! Ông đi đâu mà giờ mới về? Lại còn say xỉn thế này nữa, rõ khổ, ngày nào cũng vậy.

Ông Tuấn bước đi loạng choạng gọi to với giọng say không quan tâm gì đến bà vợ đang dìu mình vào nhà.

- Ông Tuấn: Không học hành gì cả! Vợ với chả con, đẻ toàn vịt lại bay đi…!

- Bà Mai (vừa dìu vừa nói): Con nào chả là con, thà nuôi dạy cho tốt còn hơn đẻ nhiều, còn phải nuôi dưỡng con cái, chăm sóc để chúng học hành nên người chứ!

Bà Mai dìu ông vào nhà, Ông Tuấn thiếp đi vì say, Bà thở dài và đi ra.

Cảnh 3 : Sáng hôm sau, Ông Tuấn và Bà Mai ngồi tại bàn uống nước, Hằng đang đang ngồi đọc chuyện ở hiên bên hè, Ông Tuấn nói với vợ

- Ông Tuấn: Tôi tính rổi, nhà mình nghèo, lại đông con, mà con Hằng cũng đã lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi. Nhà 6 miệng ăn chớ ít gì đâu. Hôm qua tôi nghe ông Bình nói con gái út của ông ấy còn kém cái Hằng nhà mình hai tuổi mà nó đã kiếm được tiền rồi đấy, mà là tiền triệu chứ không ít đâu, ông ấy còn bảo, nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ giới thiệu cho cái Hằng lên phụ giúp cho quán ăn của người nhà ấy ở trên thị xã…, đi làm vừa có tiền phụ thu nhập cho Bà, đồng thời sau này lớn lên nó cái nghề mà sống. Với lại con gái lớn rồi, cũng phải để cho nó rèn luyện mới trưởng thành được, ý bà thế nào?

- Bà Mai: Nhưng mà nó đang đi học, vợ chồng mình tuy nghèo nhưng phải cố cho nó cái chữ. Có cái chữ nó mới học được nghề, có nghề nghiệp ổn định kiếm sống mới dễ hơn ông ạ! Sao ông lại nói như vậy, thời nay con trái, con gái đều như nhau, còn nào chả là con.

Hằng đang đọc chuyện, nghe bố mẹ bàn việc nghỉ học để đi làm, em bước vào nhà, hai dòng nước mắt, em vừa khóc vừa lay vào vai bố nói.

- Hằng: Bố mẹ cho con đi học đi, con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học vừa giúp bố mẹ. Mẹ nói với bộ cho con đi học đi, con không muốn bỏ học đâu.

Cầm cái điếu cày, vê thuốc, châm lửa rít một hơi, nhả khói, Ông Tuấn tay chỉ thẳng vào Hằng vẻ dứt khoát.

- Ông Tuấn: Tao đã quyết rồi, không học hành gì cả. Bé dại, lớn khôn, bé ăn chơi, lớn phải làm. Con gái con đứa đi học cho lắm cũng chẳng để làm gì với lại mày không đi làm lấy đâu tiền, mày ở nhà phụ mẹ đi kiếm tiền, vừa kiếm tiền vừa học nghề, rồi lớn lấy chồng là xong. Tao cũng chỉ lo được đến đây là hết sức rồi.

Bà Mai vừa ôm con vừa quay sang thuyết phục Ông Tuấn.

- Bà Mai: Ông ạ. Đúng là vợ chồng nhà mình nghèo, mà chả có dư dả gì, xong tôi nghĩ cứ để con Hằng đi học. Nó mà thất học, các em của nó rồi cũng thế thôi. Cái nghèo sẽ lại đeo bám. Tôi sẽ cố kiếm thêm việc làm thêm, rồi tăng gia sản xuất để bố con đỡ khổ. Với lại con Hằng cũng phải cố gắng học cho tốt để bố mẹ nở mặt nở mày ra.

- Ông Tuấn: Tôi đã quyết định, mẹ con bà không được bàn ngang. Mà bà xem ở cái làng này, đứa con gái nào lớn mà chả phải đi làm, có đứa nào học hành đâu mà vẫn nên người đấy thôi. Với lại có học xong cũng chả có tiền mà xin việc đâu.

- Bà Mai: Ông lại sai rồi, đúng là con gái lớn phải đi làm. Nhưng muốn có việc làm tốt, thu nhập ổn định thì phải học. Mà ông xem, gần đây làng mình cũng có nhiều đổi khác rồi, không như trước nữa. Đấy Con Loan, con Huệ nhà Cô giáo Hồng đầu làng đấy thôi, bố nó đi công tác xa có mấy khi về đâu, thế mà cả 2 đứa đều học giỏi, tốt nghiệp đại học rồi, lại còn làm thạc sỹ. Vừa rồi, thấy bảo nó được Trường Cai đẳng sư phạm tỉnh tuyển thằng về làm giáo viên đấy, có mất đồng nào đâu. Lại còn được hưởng chính sách thu hút của tỉnh nữa đấy.

- Ông Tuấn : Bà mơ mộng quá đấy, tôi đã quyết không được cãi. Từ mai con Hằng nghỉ học đi phụ bếp ở nhà hàng người thân ông Xoàng, tôi thu xếp rồi. Làm trái lời là đừng có trách.

Nói rồi ông đứng lên đi ra ngoài. Hằng ôm mẹ khóc nức nở. Bà Mai ôm con vào long với nỗi buốn khôn tả, bất lực, mắt rưng rưng hai dòng lệ.

Cảnh 4 : Tại lớp học của Hằng (Lớp 7) đang sinh hoạt, cô chủ nhiệm vào lớp hỏi các bạn.

- Cô giáo: Các em có biết tại sao mấy hôm nay bạn Hằng nghỉ học không?

- Lớp trưởng: Dạ thưa cô. Có chuyện này em muốn nói với cô. Hôm trước thấy bạn nghỉ học, em có đến nhà chơi, bạn buồn lắm vì bố bắt phải nghỉ học để đi làm ở quán ăn trên thị xã. Em biết nhà bạn Hằng rất nghèo, lại đông chị em, mà bố bạn ấy lại nghiện rượu, mỗi lần say rượu bố bạn ấy lại về đánh đập mẹ và bạn ấy, tội lắm

- Cô giáo: Sao lại có chuyện như vây, sao các em không báo sớm cho cô biết? Sau giờ học hôm nay, cô muốn ban cán sự lớp sẽ cùng đi với cô đến nhà bạn Hằng xem tình hình bạn thế nào nhé.

Cảnh 5 : Tại nhà Hằng, cô giáo và đại diện ban cán sự lớp vừa đến gọi cửa. Mẹ Hằng ra mở cửa mời cô và các bạn của Hằng vào nhà, trong nhà Ông Tuấn đang ngồi bên chai rượu, cô giáo bước vào nhà chào bố của Hằng

- Cô Giáo: Chào anh. Anh là bố em Hằng phải không ạ.

- Ông Tuấn: Ờ… phải. Cô là ai mà hỏi lạ thế, ở nhà này tôi không là bố của Hẳng thì ai?

- Cô giáo: Vâng, xin lỗi anh. Tôi xin giới thiệu tôi là Cô giáo chủ nhiệm của em Hằng, còn đây là các bạn học cùng lớp với em Hằng nhà ta (chỉ tay vào các em). Mấy hôm nay, thấy em Hằng không đi học nên hôm nay chúng tôi đến đây là để thăm gia đình và tìm hiểu lý do tại sao em Hằng lại bỏ học ?

Đúng lúc đó Hằng đi về, với vẻ mặt mệt mỏi, thấy cô chủ nhiệm và các bạn ở trong nhà, Hằng thấy thẹn và tủi, em bước nhanh về phía mẹ.

- Cô giáo: Hằng… Em lại đây (cô tiến gần lại và ôm Hằng vào lòng và vuốt mái tóc Hằng), cô đã biết chuyện của em. Em cứ bình tĩnh, có cô và các bạn bên cạnh, chắc bố em sẽ hiểu ra thôi.

- Ông Tuấn (đứng phắt dậy, nói gằn giọng): Hằng! Lại đây! (Chỉ tay vào cô giáo) Cô biết chuyện gì, cô định làm gì? Cô có hiểu chuyện của gia đình tôi không? Tôi là bố nó, tôi có trách nhiệm phải lo cho nó. Cô biết đấy, nhà tôi nghèo, không có tiền nuôi 6 chị em nó ăn học nên tôi cho nó nghỉ. Thế thôi. Mà cô cũng không cần phải khuyên răn tôi về chuyện bỏ học của nó đâu. Tôi tự giải quyết được việc này.

- Cô giáo: Sao anh lại nói như thế. Việc em Hằng đi học là cần thiết lắm, không đơn giản đâu anh.

- Ông Tuấn: Việc nhà tôi tôi lo, không cần cô xía vào.

- Cô giáo: Tôi biết nhà anh kinh tế khó khăn nên anh mới cư xử như vậy, tôi biết anh cũng đau lòng lắm, làm cha làm mẹ ai chả muốn con cái học đàng hoàng, sau này có công ăn việc làm ổn định và làm người nhưng …

- Ông Tuấn : Thôi, cô không cần giải thích, tôi không cần cô phải dạy khôn tôi, việc nhà tôi tôi đã quyết, cái Hằng sẽ không đi học nữa, phải đi làm. Không thể nuôi báo cô mãi được, lớn ròi chứ còn bé gì. Với lại học rồi cũng làm cái gì, nó đâu có giống cô được đâu.

Hằng ngồi lặng quan sát bố mẹ và cô giáo nói chuyện, các bạn cùng lớp đôi lúc nắm tay Hằng an ủi. Cũng lúc này, mẹ Hằng đi lại phía chồng, bà rót nước mời cô giáo và ôm con gái vào lòng nói.

- Bà Mai: Ấy sao ông nói vậy, Cô giáo nói như vậy tôi thấy đúng đấy…

- Ông Tuấn (cắt ngang với giọng gắt gỏng) :Bà không phải tát nước theo mưa, chuyện tôi đã quyết, hai mẹ con cứ thế mà làm, rất hoan nghênh cô đã quan tâm, xin mời cô về cho.

Cô giáo kéo Hằng ra giữa nhà và nhìn bố mẹ Hằng nói giọng nghiêm nghị 

- Cô giáo: Anh chị nhìn xem, em Hằng mới chỉ 12, 13 tuổi, cái tuổi của cháu phải được ăn học, vui chơi… việc anh chị bắt cháu bỏ học và bắt cháu đi làm là lỗi của những người làm cha làm mẹ và vi phạm về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

- Ông Tuấn (giọng mỉa mai) : Cái gì ? Trẻ em mà cũng có quyền nữa à ? Quyền là ở tôi. Không có pháp luật gì cả cô nghe chưa !

Cô giáo bình tình, nhẹ nhàng giải thích thuyết phục Ông Tuấn về các quyền của trẻ em như được học tập, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ. Nhưng Ông Tuấn tỏ ra thờ ơ không mấy quan tâm.

- Cô giáo:  Anh ạ! Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của Châu Á ký phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Rồi Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ở Việt Nam cũng đã có, trong đó quy định rất rõ các quyền của trẻ em như quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được học nữa. Không những vậy, pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi sử dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động, rồi cản trở việc học tập của trẻ em…

Dừng lại một phút, cô tiếp tục giải thích:

- Mà thôi anh ạ, đó là quy định của pháp luật, chúng ta phải cùng nhau tuân thủ, chấp hành và thực hiện cho đúng. Còn về chuyện cuộc sống gia đình, chúng tôi biết việc anh cho cháu nghỉ học cũng là bất đắc dĩ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng nếu anh bắt cháu bỏ học để đi làm phục vụ vất vả như vậy ở quán ăn là trái pháp luật đấy! Bộ luật lao động quy định việc sử dụng lao động chưa thành niên ở độ tuổi của cháu Hằng là phải được sự đồng ý của cháu, vả lại phải bố trí làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường của cháu.

- Ông Tuấn:  Gì mà quyền, mà luật tùm lum thế. Tôi không hiểu và không quan tâm. Tôi đã bảo ở cái gia đình này, quyền là ở tôi, do tôi.Cô cứ nói chuyện chưa ở trên đời đang có bao nhiêu đứa trẻ phải lang thang kiếm sống, chúng làm đủ thứ nghề nào là xây dựng, phụ hồ, kéo xe… có sao đâu, có làm thì mới có ăn.

- Cô giáo: Anh Tuấn ạ, tôi mong anh suy nghĩ lại, đồng ý cho cháu Hằng trở lại lớp học. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Trẻ em là tương lai của đất nước. Để phát triển những mầm non tương lai không những gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cũng phải quan tâm giáo dục và tạo điều kiện đẻ được phát triển. Trong lớp, em Hằng là một học sinh giỏi, anh chị nên tiếp tục cho cháu đi học, vì chỉ có học mới là cánh cửa mở ra tri thức và sẽ là đôi cánh chắp cánh ước mơ thoát nghèo.

Mẹ Hằng ôm con gái, nhìn cô giáo rồi nói với chồng.

- Bà Mai: Ông ơi! Cô giáo nói đúng đó. Tôi đã nói ông rồi mà ông đâu có nghe tôi đâu nên mới đến cơ sự này. Thôi thì vì con, nể lời cô giáo, ông cho con Hằng đi học trở lại đi. Tôi sẽ cố gắng làm thêm việc phụ để có thêm thu nhập, chi tiêu tằn tiện để nó được đi học. (Bà nhìn sang cô giáo nói tiếp) Mong cô thông cảm, cũng vì gia đình đông con, nhà nghèo nên cháu Hằng mới thiệt thòi như vậy. Cho cháu đi làm, tôi và bố nó cũng thương lắm.  Hôm nay cô giáo nói những điều hay ý đẹp, mà đẹp cho tương lai con gái chúng ta, ông thấy có đúng không?

Nghe cô giáo và vợ thuyết phục, Ông Tuấn ngồi trầm ngâm, rồi thấy mình làm vậy là có lỗi với con, ông đi lại bên con gái, giọng nói của ông dịu xuống.

- Ông Tuấn: Ừ thì… cũng chỉ vì nhà mình nghèo, con đông như thế này lấy tiền đâu mà đi học hả con, cho con đi làm bố cũng thương lắm, nhưng…

- Hằng (phấn khởi chạy lại ôm bố): Bố! Con cám ơn bố! Con biết bố mẹ khổ tâm vì chúng con, chúng con sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố mẹ và thầy cô. Con sẽ  phụ giúp bố mẹ những việc gia đình để bố mẹ đỡ khổ. Bố cho con đi học trở lại nhé.   

Ông Tuấn ôm con gái, mắt rưng rưng, cô giáo và các bạn như cũng vui lên khi Ông Tuấn biết nhận ra điều cần làm của một người bố.

- Ông Tuấn: Ừ, con hãy cố gắng học thật tốt để trở thành người có ích nhé. (Ông cầm tay Hằng tiến lại gần cô giáo vẻ hối hận) Xin lỗi cô, tôi quá nóng giận nên mất khôn. Những lời của cô làm tôi thấy xấu hổ với chính mình và con gái của mình và với cô cùng các cháu, âu cũng do mưu sinh, nay con gái tôi xin gửi gắm ở cô, mong cô và các cháu giúp để cháu em sớm quay lại học tập và tiến bộ.

Rồi Ông Tuấn đi đến bên vợ: Ngày mai tôi sẽ cai rượu, vứt bỏ mấy cai chai này đi, tôi sẽ cùng bà tích cực làm việc để có thêm tiền cho các con học, bà tha lỗi cho tôi nhé!

- Cô giáo: Anh yên tâm, trách nhiệm dạy chữ và đạo đức làm người cho các em là bổn phận của những người làm thầy cô giáo chúng tôi. Hằng à, ngày mai cô sẽ gặp em ở lớp nhé. 

Hằng chạy đến ôm cả bố và mẹ đầy xúc động. Cô giáo và các bạn vỗ tay hoan hô.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp a) Gần đến kì kiếm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.

Trường hợp b) Bố mẹ M dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. M cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mối khi như vậy, M lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút.

- Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của việc căng thẳng đó.
- Theo em, N và M nên làm gì để thoát khỏi trường hợp căng thẳng đó?

Xem đáp án » 29/06/2022 139

Câu 2:

Em hãy quan sát các tranh dưới dây và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát các tranh dưới dây và trả lời câu hỏi: a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên. b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lý căng thẳng cho học sinh? (ảnh 1)

a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.

b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lý căng thẳng cho học sinh?

Xem đáp án » 29/06/2022 90

Câu 3:

Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:

a) Mình không thể chấp nhận được lỗi lầm đó.

b) Chẳng ai quan tâm đến mình.

c) Bạn bè không thích chơi với mình.

d) Mình làm gì cũng thất bại.

e) Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.

Xem đáp án » 29/06/2022 87

Câu 4:

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

a) Cách ứng phó của các bạn trong tình hướng căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?

b) Em hãy kể thêm những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng.

Xem đáp án » 29/06/2022 78

Câu 5:

Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó. (ảnh 1)

Xem đáp án » 29/06/2022 68

Câu 6:

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi:Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi:  Hãy nêu biểu hiện của cơ thể trong mỗi bức tranh. Theo em, cơ thể thường có những biểu hiện gì khi bị căng thẳng. Em hãy sắp xếp những biểu hiện đó vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc. (ảnh 1)

Hãy nêu biểu hiện của cơ thể trong mỗi bức tranh. Theo em, cơ thể thường có những biểu hiện gì khi bị căng thẳng. Em hãy sắp xếp những biểu hiện đó vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.

Xem đáp án » 29/06/2022 67

Câu 7:

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong các trường hợp trên.

b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Xem đáp án » 29/06/2022 67

Câu 8:

Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?

Xem đáp án » 29/06/2022 65

Câu 9:

Tập thở:

Khi căng thẳng, sợ hãi, em có thể tập trung vào hơi thở của mình để giúp bản thân bình tĩnh lại và xử lý tình huống một cách tỉnh táo.

Em hãy ghi lại cảm xúc, cảm nhận cơ thể của mình trước và sau khi thực hiện bài tập này.

- Ngồi trên ghế, thẳng lưng, thả lỏng cơ bắp, hai bàn chân vuông góc trên mặt đất, tay đặt trên đùi.

- Hít vào bằng mũi tối đa để mở rộng lồng ngực, sau đó thở ra từ từ bằng miệng, môi mím giống như thổi sáo.

- Hít vào nhẹ nhàng và đếm trong đầu chậm 1 – 2, đến 2 thì thở ra, đếm trong đầu chậm 1, 2, 3, 4. Có nghĩa là thời gian thở ra dài gấp đôi so với thời gian hít vào.

- Khi hít thở, không cần gắng sức quá nhiều mà chỉ cần hít sâu vừa sức và thở ra vừa sức.

- Lặp đi lặp lại như vậy trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút.

Xem đáp án » 29/06/2022 56

Câu 10:

Em cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức” kể về những tình huống gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống: Các thành viên của mỗi đội lần lượt lên kể, nhóm nào kể được nhiều tình huống hơn sẽ thắng cuộc.

Xem đáp án » 29/06/2022 55

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »