Em hãy cùng bạn thiết kế một cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện các trò chơi lành mạnh có tác dụng giảm áp lực, căng thẳng trong học tập.
- Game 1: Đồng hồ cát
+ Đạo cụ: 2 chiếc chai lớn được ghép đầu lại với nhau, bên trong là những viên bi nhiều màu sắc có cùng số lượng tạo thành một chiếc đồng hồ cát. Tùy vào số lượng đội tham gia mà chuẩn bị mỗi đội 2 chiếc đồng hồ cát như thế.
+ Luật chơi: Mỗi đội cử thành viên của đội mình lên thi đấu. Những chiếc chai được đặt sẵn trên bàn. Khi có hiệu lệnh của người trọng tài, các thành viên mới được cầm chiếc chai lên, lắc sao cho những viên bi từ chai nằm trên rơi xuống chai phía dưới. Thành viên của đội nào làm cho những viên bi ở cả 2 chai rơi xuống hết trước tiên sẽ thắng cuộc.
- Game 2: Gà nhặt thóc
+ Đạo cụ: mỗi đội sẽ có 5 chiếc cốc cùng một số lượng kẹo với 5 màu khác nhau được trộn lên.
+ Luật chơi: 5 chiếc cốc được xếp thành hàng ngang, những viên kẹo màu được đặt phía trước hàng cốc. Khi trọng tài ra hiệu lệnh bắt đầu, thành viên của đội sẽ lọc những viên kẹo với từng màu ra những chiếc cốc khác nhau. Đội nào chia các viên lẹp theo từng màu riêng nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- Game 3: Bão qua làng
+ Đạo cụ: Mỗi đội 10-15 chiếc cốc giấy/nhựa xếp hàng ngang tại mép bàn và những quả bóng bay.
+ Luật chơi: Mỗi đội cử thành viên của đội mình để thi đấu, người chơi dùng hết sức mình để thổi căng quả bóng, sau đó dùng quả bóng để nhả hơi thổi hàng cốc cho rơi xuống đất. Đội nào thổi được hết những chiếc cốc xuống trước sẽ thắng cuộc.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?
Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thẳng của các bạn trong các hình ảnh trên.
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.
Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khản, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Những bất đồng ý kiến giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng. Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì để giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này?
Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?
Em hãy cho biết, sự căng thẳng của Tâm đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?
Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm theo bảng dưới đây:
Em đã gặp những biểu hiện căng thẳng nào dưới đây? Em đã làm gì để vượt qua những căng thẳng đó? Hãy chia sẻ điều này với các bạn.
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Tâm đặt mục tiêu giành cúp vô địch trong giải thi đấu bóng rổ, do không cẩn thận nên Tâm bị chấn thương khi luyện tập. Phải nghỉ học, nghỉ thi đấu khiến cho Tâm trở nên cáu kỉnh, bực bội. Cậu trách móc, đổ lỗi cho các bạn, quát mắng em vô cớ. Một lần, trong lúc tức giận, cậu ném quả bóng rổ không may trung bóng đèn, nghe tiếng thuỷ tinh rơi loảng xoảng Tâm oà khóc: “Sao mình đen đủi như vậy”.
Em hãy quan sát hình ảnh thư giãn và chia sẻ cảm nhận qua bài tập yoga cười: