Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.
Ví dụ:
- Bài thơ: Tình mẹ
Cuộc đời mẹ làm sao kể hết
Những tháng ngày mỏi mệt buồn trông
Mẹ yêu vất vả trên đồng
Mồ hôi đổ xuống để bông lúa vàng
Quê nhà ấy nặng mang tình nghĩa
Nỗi nhớ mong về phía con khờ
Một lời ru tiếng ầu ơ
Thương người mẹ đã mong chờ đợi con
Trời giữa hạ lối mòn vai gánh
Tiết thu vàng cũng chạnh lòng thương
Gầy vai tóc bạc trăm đường
Lập đông còn đó giọt sương trắng màu
Tình mẹ đó ngàn sau nhớ mãi
Gió xuân về ấm lại đời con
Dù cho biển cạn núi mòn
Nghĩa ân của mẹ mãi son cuộc đời.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó.
Gợi ý: - Viết câu tả màu sắc
Mẫu: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.
- Viết câu tả hình dáng, kích thước
Mẫu: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.
- Viết câu tả hoạt động, công dụng
Mẫu: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng “tách tách” của ổ khoá nghe thật vui tai.
Tìm từ chỉ đặc điểm phẩm chất trong đoạn thơ dưới đây:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lắng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố mình
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp:
- Chị xoá dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:
a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim
b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.