Thương của phép chia 9 : 14 được viết dưới dạng phân số là
A. 14/9
B. 9/1
C. 9/14
D. Không viết được
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Do đó ta có 9 : 14 = 9/14.
Vậy thương của phép chia 9:14 được viết dưới dạng phân số là 9/14
Đáp án C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Có bao nhiêu phân số nhỏ hơn 1 có tổng của tử số và mẫu số bằng 10 (tử số khác 0)?
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là …, mẫu số là …
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ chấm từ trái sang phải lần lượt là
Từ các chữ số 3; 4; 7 ta có thể lập được bao nhiêu phân số lớn hơn 1 mà tử số và mẫu số của các phân số đó là các số có một chữ số
Điền số thích hợp vào ô trống:
Thương của phép chia 16 : 29 được viết dưới dạng phân số là
Nối tính chất ở cột bên phải tương ứng với phân số ở cột bên trái
Điền số thích hợp vào ô trống:
Từ ba chữ số 8; 2; 5 ta lập được tất cả ... phân số bằng 1 mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết phân số sau dưới dạng thương
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
Thương của phép chia số tự nhiên có số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia
Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Ví dụ:
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Viết thương của một phép chia dưới dạng phân số
Phương pháp:
Thương của phép chia số tự nhiên có số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Ví dụ: Viết thương của phép chia sau dưới dạng phân số:
a) 7 : 9
b) 6 : 11
c) 1 : 5
Lời giải:
Dạng 2: Viết một số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1
Phương pháp:
Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
Ví dụ: Viết 6 dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1, ta được phân số nào dưới đây?
A. B.
C. D.
Lời giải:
Viết 6 dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1 ta được phân số: .
Vậy đáp án cần chọn là A.
Dạng 3: So sánh phân số đã cho với 1
Phương pháp:
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Ví dụ: Trong các phân số sau đây: .
a) Phân số nào bé hơn 1?
b) Phân số nào bằng 1?
c) Phân số nào lớn hơn 1?
Lời giải:
a) Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Trong các phân số đã cho, phân số có tử số bé hơn mẫu số là: .
b) Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Trong các phân số đã cho, phân số có tử số bằng mẫu số là: .
c) Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
Trong các phân số đã cho, phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số là: .
Dạng 4: Viết phân số theo điều kiện cho trước
Phương pháp:
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Ví dụ: Cho các số tự nhiên sau đây: 0; 2; 5; 7.
Có bao nhiêu phân số lớn hơn 1 được lập từ các số đã cho?
Lời giải:
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
Vậy ta lập được các phân số lớn hơn 1 từ các số đã cho là: .