Hai tỉnh A và B cách nhau 70km. Lúc 7 giờ 30 phút, một người đi xe máy từ A với vận tốc 40 km/giờ để đến B. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? Biết giữa đường người đó nghỉ 20 phút.
A. 8 giờ 55 phút
B. 9 giờ 5 phút
C. 9 giờ 15 phút
D. 9 giờ 35 phút
Thời gian để người đó đi hết quãng đường AB là:
70 : 40 = 1,75 (giờ)
Đổi: 1,75 giờ = 105 phút = 1 giờ 45 phút
Người đó đến B lúc:
7 giờ 30 phút +1 giờ 45 phút + 20 phút = 8 giờ 95 phút
Đổi 8 giờ 95 phút = 9 giờ 35 phút (vì 95 phút = 1 giờ 35 phút)
Đáp số: 9 giờ 35 phút.
Đáp án D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quãng đường AB dài 120km. Lúc 7 giờ 30 phút một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50 km/giờ và nghỉ trả khách 45 phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?
Lúc 13 giờ 45 phút, một chiếc xe máy xuất phát từ A đi đến B với vận tốc 40 km/giờ. Biết quãng đường AB dài 32km. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ?
Lúc 6 giờ 15 phút, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Lúc 7 giờ một người khác đi xe máy với vận tốc 36 km/giờ và đến B lúc 7 giờ 45 phút. Hỏi người đi xe đạp đến trước hay người đi xe máy đến trước và đến trước bao nhiêu thời gian?
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. Đúng hay sai?
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t. Công thức tính thời gian là:
Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
Quãng đường | 81km |
Vận tốc | 36km/giờ |
Thời gian | …giờ |
Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
Quãng đường | 1260m |
Vận tốc | 35m/phút |
Thời gian | …phút |
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi quãng đường từ A đến B dài 24km bằng xe đạp với vận tốc 16km/giờ.
Biết vận tốc không đổi thì tổng thời gian đi và về của người đó là c giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe máy từ A đến B lúc 7 giờ 15 phút với vận tốc 32 km/giờ. Một thời gian, một người đi ô tô cũng xuất phát đi từ A với vận tốc 50 km/giờ. Biết quãng đường AB dài 120km.
Vậy để đến B cùng lúc với người đi xe máy, người đi ô tô phải xuất phát lúc c giờ c phút.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe máy với vận tốc 42 km/giờ từ tỉnh A và muốn đến tỉnh B lúc 10 giờ 45 phút. Biết quãng đường giữa 2 tỉnh A và B là 105km.
Vậy người đó phải khởi hành lúc c giờ c phút.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một ô tô đi hết quãng đường 60km trong 2,5 giờ. Với cùng tận tốc như thế, ô tô đi hết quãng đường 90km trong c giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trên quãng đường dài 54km, người đi xe máy đi với vận tốc 36 km/giờ.
Vậy người đó đi hết quãng đường trong c giờ.
Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 84km với vận tốc 42 km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.
Bài giải
Thời gian ô tô đi là:
84 : 42 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
Nhận xét: Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô.
1. Cách tính thời gian
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
t = s : v
Chú ý:
- Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/giờ thì thời gian có đơn vị là giờ; …
- Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.
Ví dụ quãng đường có đơn vị làm, vận tốc có đơn vị là km/giờ, muốn tìm thời gian có đơn vị là giờ thì ta phải đổi quãng đường ra đơn vị làkm rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian; hoặc phải đổi vận tốc từ ra đơn vị km/giờ ra đơn vị là m/giây, hay m/phút, … từ đó áp dụng quy tắc sẽ tính được thời gian tương ứng có đơn vị giây hoặc phút .
- Một số công thức cần nhớ:
+) Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
Ví dụ 1: Một ca nô đi với vận tốc38 km/giờ trên quãng đường sông dài114km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.
Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
114 : 38 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
Ví dụ 2: Trên quãng đường dài 2 km, một người chạy với vận tốc 8 m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?
Phương pháp:
Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.
Theo đề bài quãng đường có đơn vịkm,vận tốc có đơn vị m/giây, muốn thời gian có đơn vị là giây thì quãng đường phải có đơn vị làm. Ta đổi quãng đường ra đơn vị làm rồi tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Bài giải
Đổi 2km = 2000m.
Thời gian chạy của người đó là:
2000 : 8 = 250 (giây)
Đáp số: 250 giây
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tìm thời gian khi biết quãng đường và vận tốc
Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian.
Dạng 2: Tìm thời gian xuất phát hoặc thời gian đến khi biết quãng đường, vận tốc, thời gian thời gian nghỉ (nếu có)
Phương pháp:
- Tìm thời gian đi ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Tìm thời gian đến hoặc thời gian xuất phát theo công thức:
+) Thời gian đến = Thời gian khởi hành + Thời gian đi + Thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian khởi hành = Thời gian đến – Thời gian đi – Thời gian nghỉ (nếu có).