Một ô tô đi từ A qua B để đi đến C với vận tốc là , cùng lúc đó xe máy đi từ B đến C với vận tốc là . Độ dài quãng đường AB là s. Công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau là:
A.
B.
C.
D.
Theo đề bài, ô tô và xe máy xuất phát cùng lúc, đi cùng chiều, thời gian đi để gặp nhau bằng quãng đường (khoảng cách ban đầu giữa hai xe) chia cho hiệu hai vận tốc, hay
Đáp án B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 60km với vận tốc 36 km/giờ và đuổi theo xe đạp (xem hình vẽ). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?
Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18 km/giờ. Lúc 8 giờ, một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi xe máy đuổi kịp xe đạp vào lúc mấy giờ ? Địa điểm hai xe gặp nhau cách B bao xa? Biết rằng A cách B 115km.
Lúc 7 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 48 km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 68 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Tìm thời gian đi để xe ô tô du lịch đuổi kịp xe ô tô chở hàng.
Quân đi xe máy từ A đi qua B để đến C với vận tốc 40 km/giờ. Cùng lúc đó tại B, Mai đi xe đạp và đi cùng chiều với Quân, với vận tốc 16 km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB bằng 36km. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và địa điểm gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?
Lúc 8 giờ sáng, người thứ I đi từ A đi qua B để đến C với vận tốc 50km/giờ. Cùng lúc đó tại B, người thứ II cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ I với vận tốc 12km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB bằng 19km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một ô tô đi từ A đi qua B để đến C với vận tốc 56 km/giờ. Cùng lúc tại B, một xe máy cũng khởi hành và đi cùng chiều với ô tô với vận tốc bằng vận tốc ô tô. Biết quãng đường AB dài 48 km.
Vậy kể từ lúc bắt đầu đi, ô tô đuổi kíp xe máy sau c giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một ô tô xuất phát từ A đi qua B để đến C. Cùng lúc đó một xe xuất phát từ B cũng đi đến C. Sau 2 giờ 48 phút thì ô tô đuổi kịp xe máy. Biết quãng đường AB dài 98km và vận tốc ô tô gấp đôi vận tốc xe máy.
Vậy vận tốc của ô tô là c km/giờ; vận tốc xe máy là c km/giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một ô tô đi từ A đuổi theo xe máy đi từ B (hai xe khởi hành cùng một lúc), sau 2 giờ ô tô đuổi kịp xe máy tại C. Biết vận tốc xe ô tô là 65km/giờ, vận tốc xe máy là 45 km/giờ.
Vậy độ dài quãng đường AB là c km.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một xe máy đi từ A và B với vận tốc 36 km/giờ. Sau 1 giờ 15 phút, một ô tô cũng đi từ A đến B và buổi theo xe máy. Sau 1 giờ 30 phút, ô tô đuổi kịp xe máy.
Vậy vận tốc ô tô là c km/giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 30 km/giờ. Khi xe máy đi được 1 giờ 30 phút thì xe ô tô đi với vận tốc 50 km/giờ đuổi theo xe máy. Biết 2 xe cùng đến B lúc 11 giờ.
Vậy độ dài quãng đường AB là c km; xe máy khởi hành lúc c giờ c phút.
Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 84km với vận tốc 42 km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.
Bài giải
Thời gian ô tô đi là:
84 : 42 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
Nhận xét: Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô.
1. Cách tính thời gian
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
t = s : v
Chú ý:
- Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/giờ thì thời gian có đơn vị là giờ; …
- Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.
Ví dụ quãng đường có đơn vị làm, vận tốc có đơn vị là km/giờ, muốn tìm thời gian có đơn vị là giờ thì ta phải đổi quãng đường ra đơn vị làkm rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian; hoặc phải đổi vận tốc từ ra đơn vị km/giờ ra đơn vị là m/giây, hay m/phút, … từ đó áp dụng quy tắc sẽ tính được thời gian tương ứng có đơn vị giây hoặc phút .
- Một số công thức cần nhớ:
+) Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
Ví dụ 1: Một ca nô đi với vận tốc38 km/giờ trên quãng đường sông dài114km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.
Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
114 : 38 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
Ví dụ 2: Trên quãng đường dài 2 km, một người chạy với vận tốc 8 m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?
Phương pháp:
Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.
Theo đề bài quãng đường có đơn vịkm,vận tốc có đơn vị m/giây, muốn thời gian có đơn vị là giây thì quãng đường phải có đơn vị làm. Ta đổi quãng đường ra đơn vị làm rồi tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Bài giải
Đổi 2km = 2000m.
Thời gian chạy của người đó là:
2000 : 8 = 250 (giây)
Đáp số: 250 giây
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tìm thời gian khi biết quãng đường và vận tốc
Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian.
Dạng 2: Tìm thời gian xuất phát hoặc thời gian đến khi biết quãng đường, vận tốc, thời gian thời gian nghỉ (nếu có)
Phương pháp:
- Tìm thời gian đi ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Tìm thời gian đến hoặc thời gian xuất phát theo công thức:
+) Thời gian đến = Thời gian khởi hành + Thời gian đi + Thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian khởi hành = Thời gian đến – Thời gian đi – Thời gian nghỉ (nếu có).