IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/08/2022 801

Dòng điện là:

A. Dòng dịch chuyển của điện tích

B. Dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do

Đáp án chính xác

C. Dòng dịch chuyển của các điện tích tự do

D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án cần chọn là: B

Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một dòng điện không đổi có cường độ 3A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là:

Xem đáp án » 22/08/2022 54,399

Câu 2:

Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

Xem đáp án » 22/08/2022 45,835

Câu 3:

Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:

Xem đáp án » 22/08/2022 25,224

Câu 4:

Điện tích của electron là 1,6.1019C, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30s là 15C. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là:

Xem đáp án » 22/08/2022 16,111

Câu 5:

Chọn một đáp án sai:

Xem đáp án » 22/08/2022 15,902

Câu 6:

Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6mA. Trong một phút, số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là:

Xem đáp án » 22/08/2022 7,709

Câu 7:

Suất điện động của một nguồn điện là 12V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5C. bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó?

Xem đáp án » 22/08/2022 6,684

Câu 8:

Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 8h thì phải nạp lại. Tính công mà acquy sản sinh ra trong khoảng thời gian trên.

Xem đáp án » 22/08/2022 5,047

Câu 9:

Trong thời gian 30 giây có một điện lượng 60C chuyển qua tiết diện của dây. Số electron chuyển qua tiết điện trong thời gian 2 giây là:

Xem đáp án » 22/08/2022 4,160

Câu 10:

Dòng điện là:

Xem đáp án » 22/08/2022 2,515

Câu 11:

Suất điện động của một acquy là 3V. Lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ. Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là:

Xem đáp án » 22/08/2022 2,023

Câu 12:

Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:

Xem đáp án » 22/08/2022 1,340

Câu 13:

Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 5A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 8 giờ thì phải nạp lại.

Xem đáp án » 22/08/2022 1,233

Câu 14:

Biểu thức nào sau đây là đúng:

Xem đáp án » 22/08/2022 1,181

Câu 15:

Dòng điện không đổi là:

Xem đáp án » 22/08/2022 779

LÝ THUYẾT

I. Dòng điện

- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.

- Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do (bị cực âm đẩy, cực dương hút).

- Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

- Chiều quy ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại cùng chiều với chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

- Các tác dụng của dòng điện: dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng từ, tác dụng cơ và tác dụng sinh lí, trong đó tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện.

- Trị số của đại lượng cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện. Đại lượng này được đo bằng ampe kế và có đơn vị là ampe (A).

II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi

1. Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó:

                                                                      I=ΔqΔt

Cường độ dòng điện có thể thay đổi theo thời gian, nếu  càng nhỏ thì công thức trên cho giá trị càng chính xác của cường độ dòng điện tại một thời điểm (cường độ dòng điện tức thời).

2. Dòng điện không đổi

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

                                                                  I=qt

Lưu ý: dòng điện không đổi là dòng điện một chiều, nhưng có những trường hợp dòng một chiều lại có cường độ thay đổi theo thời gian.

3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng

 Đơn vị cường độ dòng điện: ampe (A).

                                                            1A=1C1s=1C/s

Đơn vị của điện lượng: culông (C).

                                                             1C = 1A.s

Culông là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giây khi có dòng điện không đổi cường độ 1 ampe chạy qua dây dẫn này.

III. Nguồn điện

1. Điều kiện để có dòng điện

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

2. Nguồn điện

Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Khi đó có một cực thừa electron gọi là cực âm, một cực còn lại thiếu hoặc ít electron được gọi là cực dương. Việc tách đó do các lực bản chất khác với lực điện gọi là lực lạ.

                                                    Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

+  Kí hiệu nguồn điện:

                                                            Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

IV. Suất điện động của nguồn điện

1. Công của nguồn điện

Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.

Công của nguồn điện là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.

                                                       Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

2. Suất điện động của nguồn điện

- Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:

                                                                  E =Aq

- Đơn vị: vôn (V)

                                                    1V=1J/C ( 1 vôn = 1jun1culong )

-  Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.

- Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nó.

V. Pin và acquy

1. Pin điện hóa

-  Cấu tạo chung của các pin điện hóa là gồm hai cực có bản chất hóa học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazo hoặc muối ...)

- Do tác dụng hóa học, các cực của pin điện hóa được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế bằng giá trị của suất điện động của pin. Khi đó năng lượng hóa học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện.

                                                         Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

                                                                     Pin volta

                                                          Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

                                                                Pin Lơ – clan – sê

2. Acquy

Acquy là nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch: nó tích trữ năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện. 

                                                       Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

                                                                    Acquy chì

                                                            Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (ảnh 1)

                                                                     Acquy kiềm

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »