Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 679

Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ dòng điện là 5A. Biết giá tiền điện là 700đ/kWh. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 20 phút.

A. 10500 đ

B. 5600 đ

C. 7700 đ

Đáp án chính xác

D. 277200 đ 

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Q=UIt=220.5.20.60.30=39600000J=11kWh

=> Tiền điện phải trả: Q.700đ/kWh=7700đ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một nguồn điện có suất điện động E=6V, điện trở trong r=2Ω, mạch ngoài có điện trở R. Tính R để công suất tiêu thụ mạch ngoài là 4W?

Xem đáp án » 22/08/2022 3,485

Câu 2:

Một đoạn mạch thuần điện trở, trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là

Xem đáp án » 22/08/2022 1,347

Câu 3:

Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ dòng điện là 5A. Biết giá tiền điện là 700đ/kWh. Tính nhiệt lượng mà là tỏa ra trong 20 phút.

Xem đáp án » 22/08/2022 1,176

Câu 4:

Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trong trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên. Biết giá tiền điện là 700đ/kWh.

Xem đáp án » 22/08/2022 889

Câu 5:

Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án » 22/08/2022 651

Câu 6:

Chọn câu sai:

Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ dòng điện I. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là:

Xem đáp án » 22/08/2022 496

Câu 7:

Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch 

Xem đáp án » 22/08/2022 461

Câu 8:

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?

Xem đáp án » 22/08/2022 433

Câu 9:

Cho đoạn mạch có điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là

Xem đáp án » 22/08/2022 394

Câu 10:

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ :

Biết E=6V,  r=2Ω,  R1=6Ω,  R2=12Ω,  R3=4Ω. Tính công của nguồn sản ra trong 5 phút?

Xem đáp án » 22/08/2022 323

Câu 11:

Hai bóng đèn có công suất lần lượt là P1 > P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của bóng đèn nào lớn hơn.

Xem đáp án » 22/08/2022 306

Câu 12:

Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch

Xem đáp án » 22/08/2022 267

Câu 13:

Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi?

Xem đáp án » 22/08/2022 236

Câu 14:

Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt bằng U1= 36 VU2 = 12 V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau.

Xem đáp án » 22/08/2022 180

LÝ THUYẾT

I. Điện năng tiêu thụ và công suất điện

1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch

                                                        Bài 8: Điện năng. Công suất điện (ảnh 1)

Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

                                                               A=Uq=UIt

Trong đó:

+ U là hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch (V)

+ q là lượng điện tích dịch chuyển (C)

+ I là cường độ dòng điện trong mạch (A)

+ t là thời gian điện tích dịch chuyển (s)

2. Công suất điện

Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó:

                                                           P=At=UI

II. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

1. Định luật Jun – Lenxơ

Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

                                                                   Q=RI2t

2. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

                                                               P=Qt=RI2

III. Công và công suất của nguồn điện

1. Công của nguồn điện

Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện. Công thức tính công Ang của một nguồn điện khi tạo thành dòng điện có cường độ I chạy trong toàn mạch sau một thời gian t là:

                                                             Ang=qE=It

2. Công suất của nguồn điện

Công suất Png của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện để thực hiện trong đơn vị thời gian. Công suất này cũng chính bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch:

                                                               Png=Angt=I

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »