Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 626

Tranzito là dụng cụ bán dẫn có ba chân, cấu tạo của nó có số lớp chuyển tiếp là?

A. 4 lớp

B. 2 lớp

Đáp án chính xác

C. 3 lớp

D. 1 lớp

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: B

Tranzito lưỡng cực n – p – n cấu tạo gồm một lớp bán dẫn loại p rất mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n thực hiện trên một tinh thể bán dẫn (Ge, Si,…).

Tranzito có ba cực:

- Cực góp hay colecto, kí hiệu là C.

- Cực đáy hay cực gốc, hoặc bazo, kí hiệu là B.

- Cực phát hay êmito, kí hiệu E

Tranzito có khả năng khuếch đại tín hiệu điện, và dùng để lắp bộ khuếch đại và các khóa điện tử.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điều kiện tác động làm xuất hiện cặp electron-lỗ trống trong chất bán dẫn là

Xem đáp án » 22/08/2022 9,937

Câu 2:

Chọn phát biểu đúng

Xem đáp án » 22/08/2022 8,547

Câu 3:

Chọn câu đúng.

Xem đáp án » 22/08/2022 3,914

Câu 4:

Để tạo ra chất bán dẫn loại n, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là

Xem đáp án » 22/08/2022 3,147

Câu 5:

Tính chất của điôt bán dẫn là?

Xem đáp án » 22/08/2022 2,047

Câu 6:

Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?

Xem đáp án » 22/08/2022 1,939

Câu 7:

Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn

Xem đáp án » 22/08/2022 1,895

Câu 8:

Trên hình a, b là đường đặc tuyến vôn-ampe của một điôt dẫn (dòng điện thuận và dòng điện ngược). Biết hệ số chỉnh lưu của một điôt bán dẫn đước xác định bằng tỉ số giữa trị số của cường độ dòng điện thuận (Ith) và cường độ dòng điện ngược (Ing) ứng với cùng một giá trị tuyệt đối của hiệu điện thế đặt vào điôt. Hệ số chỉnh lưu của điôt này ở hiệu điện thế 1,5V là?

Xem đáp án » 22/08/2022 1,162

Câu 9:

Chọn câu đúng. Đặt vào hai dầu một điot bán dẫn p – n một hiệu điện thế U=Vp-Vn. Trong đó Vp = điện thế bán bán dẫn p; Vn = điện thế bên bán dẫn n.

Xem đáp án » 22/08/2022 1,103

Câu 10:

Để tạo ra chất bán dẫn loại p, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là

Xem đáp án » 22/08/2022 665

Câu 11:

Chọn câu đúng. Tranzito:

Xem đáp án » 22/08/2022 564

Câu 12:

Chọn câu sai

Xem đáp án » 22/08/2022 531

Câu 13:

Chọn câu sai

Xem đáp án » 22/08/2022 356

Câu 14:

Chọn câu đúng. Photodiot:

Xem đáp án » 22/08/2022 310

Câu 15:

Chọn câu đúng

Pin mặt trời là một nguồn điện biến đổi từ

Xem đáp án » 22/08/2022 298

LÝ THUYẾT

1. Chất bán dẫn và tính chất

- Điện trở suất của chất bán dẫn có giá trị nằm trong khoảng trung gian giữa điện trở suất của kim loại và điện môi. Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm.

- Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.

- Điện trở của bán dẫn giảm đáng kể khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác.

                                                         Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

                              Sự phụ của điện trở suất của các chất vào nhiệt độ

II. Hạt tải điện trong chất bán dẫn. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p

1. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p

- Xác định hạt tải điện cơ bản trong bán dẫn mang điện tích gì bằng cách làm cho 2 đầu chất bán dẫn ở nhiệt độ cao vào nhiệt độ thấp, chuyển động nhiệt có xu hướng đẩy hạt tải điện về phía đầu lạnh, nên đầu lạnh sẽ tích điện cùng dấu với hạt tải điện.

+ Bán dẫn có hạt tải điện âm gọi là bán dẫn loại n.

                                                    Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

+ Bán dẫn có hạt tải điện dương gọi là bán dẫn loại p.

                                                        Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

2. Electron và lỗ trống

- Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.

- Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.

                                                       Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

3. Tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto)

- Khi pha tạp chất là những nguyên tố có năm electron hóa trị vào trong tinh thể silic thì mỗi nguyên tử tạp chất này cho tinh thể một electron dẫn. Ta gọi chúng là tạp chất cho hay đôno. Bán dẫn có pha đôno là bán dẫn loại n, hạt tải điện chủ yếu là electron.

                                                           Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

- Khi pha tạp chất là những nguyên tố có ba electron hóa trị vào trong tinh thể silic thì mỗi nguyên tử tạp chất này nhận một electron liên kết và sinh ra một lỗ trống nên được gọi là tạp chất nhận hay axepto. Bán dẫn có pha axepto là bán dẫn loại p, hạt tải điện chủ yếu là các lỗ trống.

                                                           Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

III. Lớp chuyển tiếp p – n

Lớp chuyển tiếp p – n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.

1. Lớp nghèo

- Ghép bán dẫn loại n và bán dẫn loại p với nhau. Tại lớp chuyển tiếp p – n electron tự do và lỗ trống trà trộn vào nhau.

                                                     Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

-  Khi electron gặp lỗ trống (là chỗ liên kết bị thiếu electron), nó sẽ nối lại mối liên kết ấy và một cặp electron – lỗ trống sẽ biến mất. Ở lớp chuyển tiếp p – n sẽ hình thành một lớp không có hạt tải điện được gọi là lớp nghèo. Điện trở của lớp nghèo rất lớn.

                                                        Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

- Ở lớp chuyển tiếp p – n, lớp nghèo, về phía bán dẫn n có các ion đôno tích điện dương, về phía bán dẫn p có các ion axepto tích điện âm.

2. Dòng điện chạy qua lớp nghèo

- Nếu đặt một điện trường có chiều hướng từ bán dẫn p sang bán dẫn n thì:

+ Lỗ trống trong bán dẫn p sẽ chạy theo điện trường vào lớp nghèo.

+ Electron trong bán dẫn n sẽ chạy ngược chiều điện trường vào lớp nghèo.

                                                        Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

- Quy ước:

+ Chiều dòng điện qua được lớp nghèo (từ p sang n) là chiều thuận.

+ Chiều dòng điện không qua lớp nghèo (từ n sang p) là chiều ngược.

3. Hiện tượng phun hạt tải điện

- Khi dòng điện đi qua lớp chuyển tiếp p – n theo chiều thuận, các hạt tải điện đi vào lớp nghèo có thể đi tiếp sang miền đối diện. Ta nói có hiện tượng phun hạt tải điện từ miền này sang miền khác.

- Các hạt tải điện không thể đi xa quá 0,1 mm vì cả hai miền p và n lúc này đều có electron và lỗ trống nên chúng dễ gặp nhau và biến mất từng cặp.

IV. Điôt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn

- Điôt bán dẫn có tính chỉnh lưu vì dòng điện chủ yếu chỉ chạy qua điôt theo chiều từ p sang n nên khi nối nó vào mạch điện xoay chiều, dòng điện cũng chỉ chạy theo một chiều.

                                              Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

- Một số loại điôt bán dẫn:

                                                             Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

                                                                  Điôt chỉnh lưu

                                                            Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

                                                                  Điôt phát quang

                                                          Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

                                                                   Điôt ổn áp

V. Tranzito lưỡng cực n – p –n. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

1. Hiệu ứng tranzito

- Hiệu ứng dòng điện chạy từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito.

- Xét tinh thể bán dẫn n1 – p – n2, các điện cực B, C, E.

+ Mật độ electron ở n2 >> mật độ lỗ trống ở p.

UBE điện áp thuận, UCE lớn (10V)

a. Khi miền p rất dày, n1 và n2 cách xa nhau:

                                                            Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

+ Lớp n1 – p phân cực ngược, RCB lớn.

+ Lớp p – n2 phân cực thuận, electron phun từ n2 sang p, không tới được lớp p – n1; không ảnh hưởng tới RCB.

b. Khi miền p rất mỏng, n1 và n2 rất gần nhau:

                                                        Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

Electron từ n2 phun vào p và lan sang n1 làm cho RCB giảm đáng kể.

2. Tranziro lưỡng cực n – p - n

Một lớp bán dẫn p rất mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n thực hiện trên một tinh thể bán dẫn (Ge, Si,…) là một tranzito lưỡng cực n – p – n.

- Tranzito có ba cực:

+ Cực góp hay colectơ, kí hiệu là C.

+ Cực đáy hay cực gốc hoặc bazơ, kí hiệu là B.

+ Cực phát hay emitơ, kí hiệu là E.

                                                        Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

+ Ứng dụng: lắp mạch khuếch đại và khóa điện tử

                                                           Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

                                                                     Mạch khuếch đạ

                                                           Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (ảnh 1)

                                                                     Mạch điều khiển

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »