IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 7,470

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng

Đáp án chính xác

C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nới có cảm ứng từ nhỏ

D. Các đường sức từ của nam châm thẳng là những đường cong kín

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lời giải:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Đường sức từ là những đường cong kín

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Từ trường đều là từ trường có:

Xem đáp án » 22/08/2022 9,331

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án » 22/08/2022 3,763

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

Xem đáp án » 22/08/2022 3,544

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án » 22/08/2022 1,952

Câu 5:

Đường sức từ là:

Xem đáp án » 22/08/2022 1,914

Câu 6:

Tương tác nào sau đây là tương tác từ? 

Xem đáp án » 22/08/2022 1,078

Câu 7:

Lực nào sau đây không phải là lực từ?

Xem đáp án » 22/08/2022 824

Câu 8:

Từ trường là:

Xem đáp án » 22/08/2022 714

Câu 9:

Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?

Xem đáp án » 22/08/2022 695

Câu 10:

Từ trường đều là: 

Xem đáp án » 22/08/2022 585

Câu 11:

Để đặc trưng cho từ trường tại một điểm, người ta vẽ tại đó một véctơ

Xem đáp án » 22/08/2022 548

Câu 12:

Người ta dùng kim nam châm để phát hiện:

Xem đáp án » 22/08/2022 543

Câu 13:

Để phát hiện ra từ trường tồn tại trong khoảng không gian người ta sử dụng

Xem đáp án » 22/08/2022 329

Câu 14:

Từ phổ là:

Xem đáp án » 22/08/2022 193

Câu 15:

Chọn phương án đúng? Từ trường gây ra

Xem đáp án » 22/08/2022 183

LÝ THUYẾT

1. Nam châm

- Loại vật liệu có thể hút được sắt vụn gọi là nam châm.

                                                 Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

- Mỗi nam châm có hai cực: Cực Bắc (kí hiệu là N) và cực Nam (kí hiệu là S).

- Các cực cùng tên của nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Lực tương tác giữa các nam châm gọi là lực từ và các nam châm có từ tính.

                                                        Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

- Các loại nam châm:

                                                Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

                                                Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

2. Từ tính của dây dẫn có dòng điện

- Dây dẫn có dòng điện cũng có từ tính như nam châm.

- Giữa hai dây dẫn có dòng điện, giữa hai nam châm, giữa một dòng điện và một nam châm đều có lực tương tác, những lực tương tác ấy gọi là lực từ.

VD: Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.

                                            Bài 19: Từ trường (ảnh 1)  Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

VD: Lực từ do dòng điện tác dụng lên nam châm.

                                                        Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

3. Từ trường

- Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.

- Quy ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

                                                        Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

4. Đường sức từ

a. Định nghĩa

- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.

- Quy ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.

                                            Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

b. Các ví dụ về đường sức từ

VD1: Từ trường của dòng điện thẳng rất dài.

+ Có đường sức từ là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

                                         Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

+ Chiều đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm tay phải: “Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ”.

                                                      Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

VD2: Từ trường của dòng điện tròn.

+ Quy ước mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào đó ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ còn mặt Bắc thì ngược lại.

                                                   Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

+ Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

                                                   Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

c. Các tính chất của đường sức từ

- Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.

- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

- Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc).

- Quy ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chỗ có từ trường mạnh, thưa ở chỗ có từ trường yếu.

                                                           Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

5. Từ trường Trái Đất

- Tại một vị trí đặt la bàn, kim nam châm luôn chịu tác dụng của từ trường Trái Đất và chỉ hướng Nam – Bắc địa lý.

- Tại một vị trí xác định trên Trái Đất xét trong một khoảng thời gian dài thì từ trường Trái Đất thay đổi, chỉ có thành phần địa từ trường trung bình được gọi là không đổi.

                                                          Bài 19: Từ trường (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »