Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây kín ABCD, biết rằng cảm ứng từ B đang giảm dần.
A. Cùng chiều kim đồng hồ
B. Ngược chiều kim đồng hồ
C. Không xác định được
D. Không có dòng điện cảm ứng trong mạch
Đáp án A
Vì cảm ứng từ B đang giảm nên từ thông giảm nên cảm ứng từ phải cùng chiều với cảm ứng từ
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều cùng với chiều kim đồng hồ
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa véctơ cảm ứng từ và véctơ pháp tuyến là . Từ thông qua diện tích S được tính theo biểu thức:
Chọn phương án sai về các cực của nam châm trong các trường hợp sau:
Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
Chọn phương án sai về các cực của nam châm trong các trường hợp sau:
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên gọi là:
Dòng điện cảm ứng IC trong vòng dây có chiều như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây đúng?
Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ
Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường xx’, yy’. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:
1. Từ thông
a. Định nghĩa
Từ thông là số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt trong từ trường đều:
Φ = BScosα
Từ thông qua khung dây có N vòng dây: Φ = NBScosα
Trong đó:
+ α: góc tạo bởi pháp tuyến và
+ Φ: từ thông xuyên qua diện tích S (Wb)
+ B: từ trường (T)
+ N: số vòng dây của khung dây
- Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1 Wb = 1 .
- Các trường hợp đặc biệt:
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Khi từ thông qua một mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.
3. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng
- Định luật Len-xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
Ví dụ:
+ Đưa nam châm lại gần vòng dây kín (C), dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều sao cho từ trường do nó tạo ra có tác dụng chống lại sự tăng của từ thông ban đầu.
+ Đưa nam châm ra xa vòng dây kín (C), dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều sao cho từ trường do nó tạo ra có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông ban đầu.
- Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
4. Dòng điện Fu – cô
a. Thí nghiệm
- Cho tấm kim loại (đồng hay nhôm) dao động trong từ trường của nam châm. Tấm kim loại chỉ dao động trong một khoảng thời gian rồi dừng lại.
- Cho tấm kim loại có rãnh xẻ dao động giữa hai cực của nam châm nó sẽ dao động được lâu hơn.
b. Định nghĩa
Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu – cô.
c. Tính chất và công dụng của dòng Fu-cô:
- Ứng dụng của dòng điện Fu-cô:
+ Bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng.
+ Lò cảm ứng để nung nóng kim loại.
+ Dòng Fu – cô cũng được ứng dụng trong một số lò tôi kim loại.
- Trong trường hợp dòng điện Fu-cô gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác dụng của dòng Fu-cô, người ta có thể tăng điện trở của khối kim loại bằng cách:
+ Khoét những lỗ trên bánh xe.
+ Thay khối kim loại nguyên vẹn bằng một khối gồm nhiều lá kim loại xếp liền nhau, cách điện với nhau.