Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 464

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

Đáp án chính xác

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhấ

D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 23/08/2022 569

Câu 2:

Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 23/08/2022 462

Câu 3:

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực:

Xem đáp án » 23/08/2022 401

Câu 4:

Một kính hiển vi được cấu tạo gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cực lần lượt là f1f2, kính này có độ dày học là δ. Mắt một người không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là Đ=OCC. Công thức xác định bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là:

Xem đáp án » 23/08/2022 400

Câu 5:

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi? 

Xem đáp án » 23/08/2022 373

Câu 6:

Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?

Xem đáp án » 23/08/2022 366

Câu 7:

Một học sinh đang ngắm chừng vô cực một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?

Xem đáp án » 23/08/2022 310

LÝ THUYẾT

1. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

- Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

                                                     Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

- Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp.

- Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính

+ Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ (hay là hệ thấu kính tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ.

+ Thị kính L2 là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

+ F1'F2 = δ là độ dài quang học của kính

                                                     Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

2. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

* Sơ đồ tạo ảnh:

                                                 Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

- Vật kính tạo ra ảnh thật A1B1 lớn hơn vật và nằm trong khoảng O2F2 từ quang tâm đến tiêu diện vật của thị kính.

- Thị kính tạo ảnh ảo A2B2 lớn hơn vật rất nhiều lần.

- Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh này.

                                                 Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

* Cách quan sát

- Vật phải là vật phẳng kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt. Đó là tiêu bản.

                                                    Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

- Vật đặt cố định trên giá. Dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp sao cho ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

                                                        Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

- Nếu ảnh cuối cùng A2B2 của vật cần quan  sát tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng kính ở vô cực.

                                           Bài 33: Kính hiển vi (ảnh 1)

3. Số bội giác của kính hiển vi

- Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực ta có:

                                                             G=k1G2

Trong đó:

+ |k1| là số phóng đại bởi vật kính.

G2 là số bội giác của thị kính ngắm chừng ở vô cực.

- Công thức viết ở dạng khác:

                                                                 G=δĐf1f2

Trong đó:

+ Đ = OCc : Khoảng cực cận

+ f1, f2: Tiêu cự của vật kính, thị kính.

+ δ: Độ dài quang học.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »