Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 264

Để cùng nhau chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh, trong những năm 1936 - 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập

A. Mặt trận Dân tộc Đông Dương

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Đáp án chính xác

C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương

D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là B

Giải thích: Mục… phần III….Trang…87...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là

Xem đáp án » 26/08/2022 27,366

Câu 2:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 25,449

Câu 3:

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Xem đáp án » 26/08/2022 22,754

Câu 4:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 18,851

Câu 5:

Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở các nước Đông Nam Á là

Xem đáp án » 26/08/2022 16,047

Câu 6:

Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án » 26/08/2022 15,689

Câu 7:

Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương.

2. Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Xem đáp án » 26/08/2022 13,189

Câu 8:

Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Xem đáp án » 26/08/2022 12,728

Câu 9:

Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án » 26/08/2022 11,538

Câu 10:

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án » 26/08/2022 11,251

Câu 11:

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia trong 30 năm đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án » 26/08/2022 9,720

Câu 12:

Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ba nước Đông Dương đã thành lập

Xem đáp án » 26/08/2022 7,881

Câu 13:

Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án » 26/08/2022 6,017

Câu 14:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia vì

Xem đáp án » 26/08/2022 4,980

Câu 15:

Nét nổi bật về tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Xem đáp án » 26/08/2022 2,501

LÝ THUYẾT

I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á.

a. Kinh tế

- Kinh tế các nước Đông Nam Á được đưa vào hệ thống kinh tế của tư bản chủ nghĩa, song chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.

b. Về chính trị:

- Đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành trong nước tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân hay chịu ảnh hưởng, chi phối của các nước tư bản.

c. Về xã hội:

- Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.

- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

a. Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:

- Tác động từ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới.

b. Nét lớn về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

* Điểm nổi bật: Tồn tại song song hai khuynh hướng Dân chủ tư sản và Vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc.

* Biểu hiện:

- Phong trào dân tộc tư sản có bước phát triển rõ rệt.

+ Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh.

+ Các chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập (Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xia, Việt Nam quốc dân Đảng ở Việt Nam,...).

- Từ thập niên 20 của thế kỉ XX: xuất hiện phong dân tộc theo khuynh hướng vô sản:

+ Giai cấp vô sản trưởng thành, bước lên vũ đài chính trị.

+ Các chính đảng của giai cấp vô sản được thiết lập (Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia, Đảng Cộng sản Việt Nam,...).

+ Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt (như khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).

II. Phong Trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xia

1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX

* Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

- Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:

+ Sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xia trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Giai cấp công nhân In-đô-nê-xia tăng nhanh về số lượng và ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị; chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở In-đô-nê-xia ⇒ đưa đến sự thành lập của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia (tháng 5/1920).

- Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia đã lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng đấu tranh ⇒ đưa phong trào cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước. Tiêu biểu: khởi nghĩa vũ trang ở Giava và Xumatơra (1926 - 1927)

- Kết quả: Thất bại.

* Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Từ năm 1927, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc In-đô-nê-xia đứng đầu là Acmét Xucácnô.

- Chủ trương, đường lối đấu tranh:

+ Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc

+ Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.

⇒ Phong trào đấu tranh phát triển mạnh, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỷ XX

* Đầu thập niên 30

- Phong trào lên cao và lan rộng khắp các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của các thủy binh ở cảng Su-ra-bay-a.

=> Phong trào bị thực dân Hà Lan đàn áp đã dã man, Đảng Dân tộc bị khủng bố và bị đặt ra ngoài pháp luật.

* Cuối thập niên 30:

- Phong trào cách mạng của nhân dân In-đô-nê-xia phát triển mạnh mẽ.

- Mặt trận thống nhất chống phát xít với tên gọi chính thức là Liên minh chính trị In-đô-nê-xia được thành lập, đứng đầu là A.Xucácnô.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

A.Xucacnô

- Tháng 12/1939, Liên minh chính trị In-đô-nê-xia đã triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân, biểu thị sự thống nhất dân tộc. Đại hội đã thông qua nghị quyết về ngôn ngữ, quốc kì, quốc ca.

- Tháng 9/1941, Hội đồng nhân dân In-đô-ne-xia được thành lập, bày tỏ nguyện vọng muốn hợp tác với chính quyền thực dân để chống phát xít Nhật song bị thực dân Hà Lan từ chối.

III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia

* Nguyên nhân: Ách cai trị hà khắc, phản động của thực dân Pháp ⇒ mâu thuẫn giữa nhân dân Lào, Cam-pu-chia với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

* Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Ở Lào:

+ Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).

+ Khởi nghĩa của Chậu-pa-chay (1918 – 1922).

- Ở Cam-pu-chia: khởi nghĩa của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng (1925 – 1926).

- 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập → thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương.

- Năm 1936 -1939, Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống phát xít và chiến tranh. ⇒ Một số cơ sở của Đảng cộng sản Đông Dương được xây dựng và củng cố ở Viêng chăng, Phnôm Pênh … ⇒ cuộc vận động dân chủ đã kích thích đấu tranh ở Lào và Cam-pu-chia.

IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện

1. Mã Lai

* Nguyên nhân hùng nổ: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh ⇒ mâu thuẫn giữa nhân dân Mã lai với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

* Nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh:

- Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mã Lai diễn ra mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội toàn Mã Lai.

- Mục tiêu: đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học, đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm,...

- Tháng 4/1930, Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

2. Miến Điện

- Đầu XX, phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...), lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhà sư Ốt-ta-ma.

- Trong thập niên 30, phong trào đấu tranh phát triển lên bước cao hơn, tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

⇒ Kết quả: năm 1937 Miến Điện tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan)

- Nguyên nhân: các tầng lớp nhân dân Xiêm bất mãn với với nền quân chủ Ra-ma VII => năm 1932, một cuộc cách mạng đã nổ ra ở Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản mà thủ lĩnh là Priđi Phanômiông.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

- Mục tiêu đấu tranh: đòi thực hiện cải cách kinh tế - xã hội theo hướng tư sản nhưng vẫn duy trì ngôi vua.

- Kết quả: lật đổ nền quân chủ chuyên chế Ra-ma VII, lập nên nền quân chủ lập hiến. Mở đường cho Xiêm phát triển theo hướng tư bản.

- Tính chất: cuộc cách mạng tư sản không triệt để.