Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 550

Người chỉ huy khoảng 100 binh sĩ triều đình chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội) là

A. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương

B. Hoàng Tá Viêm

C. Lưu Vĩnh Phúc

D. một viên Chưởng cơ

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là D

Giải thích: Mục…3 (phần I) ….Trang…118...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 71,158

Câu 2:

Ngày 20 - 11 - 1873 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Bắc Kì Việt Nam?

Xem đáp án » 26/08/2022 7,432

Câu 3:

Ngày 16 - 11 - 1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê đã làm gì?

Xem đáp án » 26/08/2022 2,331

Câu 4:

Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết "vụ Đuy-puy" đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đã phái ai đưa quân ra Bắc?

Xem đáp án » 26/08/2022 1,490

Câu 5:

Sự kiện lịch sử nào sau đây gắn với ngày 5 - 11 - 1873?

Xem đáp án » 26/08/2022 1,410

Câu 6:

Ngày 12 - 12 - 1873 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Bắc Kì Việt Nam?

Xem đáp án » 26/08/2022 1,180

Câu 7:

Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do ai chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội?

Xem đáp án » 26/08/2022 774

Câu 8:

Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì vào năm 1873?

Xem đáp án » 26/08/2022 558

Câu 9:

Thực dân Pháp viện cớ gì để tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai (năm 1882)?

Xem đáp án » 26/08/2022 549

Câu 10:

Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra vào ngàv 19 - 11 - 1873 ở Bắc Kì?

Xem đáp án » 26/08/2022 535

Câu 11:

Ngày 6 - 6 - 1884, triều đình Huế kí với Pháp

Xem đáp án » 26/08/2022 462

Câu 12:

Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai (tháng 4 - 1882), ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

Xem đáp án » 26/08/2022 427

Câu 13:

Sáng ngày 19 - 11 -1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu

Xem đáp án » 26/08/2022 410

Câu 14:

Triều đình Nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (12 - 1873) của quân ta?

Xem đáp án » 26/08/2022 396

Câu 15:

Tướng Pháp bị tiêu diệt trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (tháng 12 - 1873) là

Xem đáp án » 26/08/2022 392

LÝ THUYẾT

I. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ.

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất

a. Chính trị

- Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

- Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến ⇒ khiến lòng dân li tán.

- Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết (ví dụ: cử người sang phương Tây học kĩ thuật, của người vào Nam học tiếng Pháp,...) ⇒ hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.

b. Kinh tế: kiệt quệ.

c. Xã hội

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.

- Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

- Bắt liên lạc với Giăng Đuy-puy ⇒ hậu thuẫn cho Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Ngày 5/11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Gác-ni-ê

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873)

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874

- Quan quên triều đình chiến đấu anh dũng, song không ngăn được bước tiến của địch:

+ Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Ô Quan Chưởng (Hà Nội)

+ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm; thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã; Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị trọng thương, khi rơi vào tay địch, ông đã khước từ sự chạy chữa của Pháp, nhịn ăn cho tới chết,...

- Hành động xâm lược của Pháp khiến nhân dân Việt Nam vô cùng căm phẫn. Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, làm nên chiến thắng vang dội tại Cầu Giấy (21/12/1873).

- Thất bại trong trận Cầu Giấy ⇒ Pháp hoang mang, lo sợ, hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế

⇒ 15/3/1874, Hiêp ước Giáp Tuất được kí kết, theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.

⇒ Hiệp ước Giáp Tuất gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ II. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

* Nguyên nhân: - Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

* Hành động xâm lược

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/5/1883).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883)

III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884.

1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

- Sau thất bịa trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Pháp càng củng cố quyết tâm xâm lược Việt Nam.

- Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

⇒ Ngày 18/8/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối 20.8.1883 , toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.

2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.

- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883).

* Nội dung của Hiệp ước Hắc-măng:

+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa từ năm 1874 nay mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (bao gồm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

+ Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt. ⇒ Để chấm dứt chiến sự, từ tháng 12/1883, Pháp tiến hành các cuộc hành quân nhằm tiêu diệt các toán nghĩa binh chống Pháp.

- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.

⇒ Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.