IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 5,900

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp tập trung vào ngành công nghiệp nào?

A. Điện tử, viễn thông

B. Luyện kim

C. Cơ khí chế tạo

D. Khai thác mỏ

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là D

Giải thích: Mục…1 ….Trang…137...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lực lượng xã hội nào dưới đây đã tiếp thu luồng tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án » 26/08/2022 18,124

Câu 2:

Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

Xem đáp án » 26/08/2022 12,548

Câu 3:

Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát vì

Xem đáp án » 26/08/2022 11,030

Câu 4:

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 9,620

Câu 5:

Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng?

Xem đáp án » 26/08/2022 7,749

Câu 6:

Trong giai cấp địa chủ phong kiến, một bộ phận ít nhiều có tinh thần chống Pháp là

Xem đáp án » 26/08/2022 1,523

Câu 7:

Năm 1897, Chính phủ Pháp cử ai sang làm Toàn quyền Đông Dương?

Xem đáp án » 26/08/2022 1,015

Câu 8:

Giai cấp công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX tập trung nhiều nhất ở ngành nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 697

Câu 9:

Những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất, buôn bán hàng thủ công, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên,... thuộc

Xem đáp án » 26/08/2022 563

Câu 10:

Thành phần xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ

Xem đáp án » 26/08/2022 451

Câu 11:

Cầu Long Biên thuộc tỉnh/thành phố nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 423

Câu 12:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội, đó là

Xem đáp án » 26/08/2022 354

Câu 13:

Cuối thế kỉ XIX, giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam khốn khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch?

Xem đáp án » 26/08/2022 317

LÝ THUYẾT

1. Những chuyển biến về kinh tế

a. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

- Năm 1897, sau khi cơ bản bình định được Việt Nam bừng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

- Thời gian: 1897 – 1914.

- Chính sách khai thác:

* Kinh tế:

+ Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Công nghiệp: tập trung vào việc khai mỏ (than, thiếc, kẽm,…); mở mang một số ngành công nghiệp nhé (điện, nước, bưu điện,...)

+ Độc chiếm thị trường Việt Nam.

+ Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

* Chính trị: Thi hành chính sách “chia để trị”: chia Việt Nam thành ba kì (Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì) với ba chế độ cai trị khác nhau.

* Văn hóa: thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, cổ súy cho các hủ tục, tệ nạn xã hội (cờ bạc, thuốc phiện, mại dâm…),...

b. Chuyển biến về kinh tế

- Tác động tiêu cực:

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên – nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp.

- Tác động tích cực:

+ Phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến ⇒ đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực (ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,...).

2. Những chuyển biến về xã hội

- Đời sống nhân dân lao động ngày càng đói khổ, cùng cực.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc

- Các giai cấp cũ bị phân hóa: Giai cấp địa chủ phân hóa thành 2 bộ phận: Đại địa chủ; Địa chủ vừa và nhỏ.

- Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp Công nhân.

+ Tầng lớp Tư sản.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

- Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp:

Giai cấp, tầng lớp

Thái độ với cách mạng giải phóng dân tộc

Giải thích

Địa chủ phong kiến

- Đại địa chủ:

+ Đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.

+ Chống đối cách mạng giải phóng dân tộc

- Trung, tiểu địa chủ: ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

- Đại địa chủ có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với đế quốc Pháp.

- Bộ phận trung, tiểu địa chủ bị đế quốc chèn ép ⇒ mâu thuẫn với Pháp.

Nông dân

Sẵn sàng hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Nông dân bị thực dân, phong kiến bóc lột nặng nề → đời sống vô cùng cơ cực, khó khăn.

Công nhân

- Sớm có tinh thần đấu tranh cách mạng

- Sẵn sàng hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Giai cấp công nhân bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nặng nề. → đời sống vô cùng cơ cực, khó khăn.

Tư sản

- Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước

- Bị tư bản Pháp và chính quyền thực dân chèn ép, kìm hãm.

- Tuy nhiên, tư sản người Việt bị lệ thuộc về chính trị, nhỏ bé, non yếu về kinh tế → chưa dám tỏ thái độ....

Tiểu tư sản thành thị

- Tích cực tham gia vào các cuộc vận động yêu nước

- Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tiến bộ về văn hóa, văn minh (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên...)