Một hoạt động độc đáo trong lĩnh vực đời sống của cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh là
A. tiến hành cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống
B. tiến hành cải cách về văn hóa, đưa tư tưởng
C. xây dựng nền văn hóa truyền thống dân tộc
D. khôi phục những tinh hoa văn hóa đã bị mai một
Đáp án: A
Giải thích: Mục…2….Trang…142...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giái phóng dân tộc bằng con đường nào?
Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
Nội dung nào dưới đây thể hiện đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?
Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
Sau thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã đến đâu để tiếp tục hoạt động?
Cuối năm 1913, cách mạng Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn là do
Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
Nguyên nhân nào khiến Phan Bội Châu lại quay trở lại hoạt động ở Trung Quốc vào năm 1911?
Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ thủa thiếu thời, Phan Bội Châu đã sớm có lòng yêu nước. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
Phan Bội Châu
* Chủ trương cứu nước:
- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú; muốn đất nước giàu mạnh thì trước hết phải giành được độc lập, tự do.
- Dùng bạo lực để giành độc lập.
* Hoạt động tiêu biểu:
+ Tổ chức Phong trào Đông Du:
- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; hiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
- Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.
Một số học sinh trong phong trào Đông du
- Tháng 8-1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất lưu học sinh Việt Nam ⇒ Phong trào Đông du tan rã.
+ Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:
- Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những người cùng chí hướng, tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.
- Chủ trương của Việt Nam quang phục hội: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
- Hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quang phục hội: cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ.
⇒ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.
- Pháp tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ⇒ cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
- Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.
Phan Châu Trinh
* Chủ trương cứu nước: cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
+ Kinh tế: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh; phát triển nghề làm vườn, thủ công,...
+ Văn hóa – giáo dục: mở trường dạy học theo lối mới (dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học...); vận động cải cách trang phục và lối sống.
⇒ Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.
- Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.
3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
a. Phong trào Đông kinh nghĩa thục
- Tháng 3/1907, các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…cùng nhau mở một trường học tư lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Đây là một kiểu trường học được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh trị.
- Hoạt động:
+ Giảng dạy các môn Lịch Sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh…
Một giờ học địa lí trong trường Đông Kinh nghĩa thục
+ Tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ.
+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương.
+ Lên án bọn quan lại hủ bại, chống việc học và thi cử theo lối cũ, bài trừ mê tín, hủ tục….
⇒ Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.
- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại ⇒ Tháng 11-1907, chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên Đông Kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu.
b. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
- Đêm 27/6/1908, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp kết hợp với nghĩa quân Yên Thế tổ chức đầu độc lính Pháp đóng trong thành.
- Sự việc bị phát giác, thực dân Pháp một mặt cho thầy thuốc cứu chữa những binh sĩ bị trúng độc, mặt khác tước hết khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.
⇒ Các toán nghĩa quân ở vòng ngoài chờ mãi không thấy ám hiệu tấn công nên đã rút lui để khỏi sa vào tay giặc.
- Tuy thất bại, vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
-Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội , thực dân Pháp đã phát hiện được nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. ⇒ Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào tháng 1/1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.
- Cuối tháng 1/1909, quân Pháp gồm 15 000 lính tấn công vào căn cứ Phồn Xương ⇒ Nghĩa quân Yên Thế chiến đấu quyết liệt, tháng 2/1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai của Pháp giết hại, nghĩa quân Yên Thế tan rã.