a. Nét chính về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX)
- Nguyên nhân:
+ Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
=> Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
- Mục đích:
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây.
- Nội dung thực hiện:
+ Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...
+ Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...
- Kết quả thực hiện:
+ Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
+ Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).
b. “Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”
- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị đã mở đường cho Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Hạn chế:
+ Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).
+ Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.