Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 112

Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật?

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đến nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản, đứng đầu là tướng quân (Sô-gun) đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng:

- Về kinh tế:

+ Trong nông nghiệp, nông dân không có ruộng đất, các lãnh chúa phong kiến phát canh thu tô. Địa chủ bóc lột nhân dân rất nặng nề.

+ Thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nhiều lãnh địa phía Tây Nam. Song, tình trạng cát cứ làm xuất hiện hàng rào thuế quan đã ảnh hưởng đến sự phát triển công thương nghiệp.

- Về xã hội:

+ Chính phủ Sô-gun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp: Tầng lớp Đai-my-ô là những quý tộc phong kiến lớn quản lý các vùng lãnh địa trong nước. Họ có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa của họ. Tầng lớp võ sĩ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho các Đai-my-ô.

+ Do bị áp bức bóc lột nặng nề nên nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, thị dân liên tiếp nổi dậy chống phong kiến.

- Về chính trị:

+ Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (thuộc dòng họ Tô-ku-ga-oa) đóng ở phủ chúa - Mạc phủ.

+ Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Như vậy, đến nửa đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong cải cách về chính trị của Thiên hoàng Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?

Xem đáp án » 26/08/2022 297

Câu 2:

Trong cải cách của Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển?

Xem đáp án » 26/08/2022 285

Câu 3:

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do

Xem đáp án » 26/08/2022 266

Câu 4:

Trong xã hội phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, đối tượng bị bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là

Xem đáp án » 26/08/2022 259

Câu 5:

Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Xem đáp án » 26/08/2022 254

Câu 6:

Hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864)

Xem đáp án » 26/08/2022 253

Câu 7:

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh trong lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?

Xem đáp án » 26/08/2022 230

Câu 8:

Thế kỉ XIX trong lịch sử Nhật Bản và các nước châu Á được gọi là

Xem đáp án » 26/08/2022 224

Câu 9:

Ai là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc?

Xem đáp án » 26/08/2022 223

Câu 10:

Hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

Xem đáp án » 26/08/2022 223

Câu 11:

Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng?

Xem đáp án » 26/08/2022 201

Câu 12:

Vì sao cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, các nước phương Tây tiến hành xâm lược Trung Quốc? Tiến trình của sự xâm lược đó như thế nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 191

Câu 13:

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

Xem đáp án » 26/08/2022 188

Câu 14:

Từ thế kỉ XIX, tầng lớp nào ở Nhật Bản không có quyền lực về chính trị?

Xem đáp án » 26/08/2022 186

Câu 15:

Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

Xem đáp án » 26/08/2022 182