IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 119

Trình bày diễn biến, tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Diễn biến:

+ Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, trở thành ngòi pháo mở đầu cho cách mạng.

+ Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận sự bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân đã được ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.

+ Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số phần tử lãnh đạo Đồng minh hội đã lo sợ, tìm cách hạn chế sự phát triển của phong trào, thương lượng với triều đình Mãn Thanh. Kết quả là vua Thanh phải thoái vị, nhưng Viên Thế Khải - một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên làm Tổng thống. Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức (tháng 2/1912). Trên thực tế, cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

+ Song, Cách mạng Tân Hợi đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong cải cách về chính trị của Thiên hoàng Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?

Xem đáp án » 26/08/2022 286

Câu 2:

Trong cải cách của Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển?

Xem đáp án » 26/08/2022 276

Câu 3:

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do

Xem đáp án » 26/08/2022 256

Câu 4:

Trong xã hội phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, đối tượng bị bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là

Xem đáp án » 26/08/2022 250

Câu 5:

Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Xem đáp án » 26/08/2022 243

Câu 6:

Hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864)

Xem đáp án » 26/08/2022 242

Câu 7:

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh trong lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?

Xem đáp án » 26/08/2022 217

Câu 8:

Thế kỉ XIX trong lịch sử Nhật Bản và các nước châu Á được gọi là

Xem đáp án » 26/08/2022 213

Câu 9:

Ai là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc?

Xem đáp án » 26/08/2022 213

Câu 10:

Hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

Xem đáp án » 26/08/2022 212

Câu 11:

Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng?

Xem đáp án » 26/08/2022 194

Câu 12:

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

Xem đáp án » 26/08/2022 182

Câu 13:

Vì sao cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, các nước phương Tây tiến hành xâm lược Trung Quốc? Tiến trình của sự xâm lược đó như thế nào?

Xem đáp án » 26/08/2022 181

Câu 14:

Từ thế kỉ XIX, tầng lớp nào ở Nhật Bản không có quyền lực về chính trị?

Xem đáp án » 26/08/2022 179

Câu 15:

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là 

Xem đáp án » 26/08/2022 175