* Các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh:
+ Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
+ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 - 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
+ Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hàng đầu ỉà hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:
+ Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
+ Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng iớn: các công ti xuyên quốc gia có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
* Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:
- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Tiêu cực: toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho bảng số liệu:
NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH NĂM 2013
(Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia |
Bra-xin |
Ha-mai-ca |
Mê-hi-cô |
Pê-ru |
Nợ nước ngoài |
483,8 |
12,9 |
406,0 |
56,7 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ thể hiện số nợ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ La tinh năm 2013Những vấn đề dân cư - xã hội châu Phi có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế của châu lục này?
- Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?
- Các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á để lại những hậu quả gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực này?