1. Em có nhận xét gì về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên?
2. Từ câu chuyện của các bạn trong 2 hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật?
1. Em có nhận xét về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên: các bạn đã biết được lợi ích của việc nói ra sự thật và biết hối lỗi khi mình nói dối.
2. Chúng ta phải tôn trọng sự thật vì: đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp con người nâng cao phẩm giá của con người , góp phần tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
1. Em rút ra được bài học gì cho mình qua câu chuyện trên?
2. Khi gặp anh Cảng ở ngoài đời, em sẽ có cảm xúc gì?
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:
- Tình huống 1: Lớp 6E là lớp cuối cùng nộp sản phẩm của phong trào kế hoạch nhỏ. Khi mang sản phẩm xuống khu tập trung giấy, nhìn danh sách các lớp đã nộp, Tú thấy lớp mình chỉ kém lớp 7C có 1kg. Cô Tổng phụ trách lại vừa đi ra ngoài. Tú nói với Huyền: “Hay là mình khai tăng lên 2kg để được vị trí số 1”. Huyền kiên quyết phản đối và ghi đúng khối lượng sản phẩm của lớp mình.
Em đồng tình với ý kiến của bạn Tú hay bạn Huyền? Vì sao?
- Tình huống 2: Nam chạy rất nhanh trong lớp vào giờ ra chơi và vô tình vung tay làm vỡ lọ hoa. Lúc này, chỉ có An nhìn thấy do các bạn khác đang chơi bên ngoài. Sợ bị phạt, Nam nói với An giấu kín chuyện, đừng nói cho ai biết.
+ Em có đồng tình với hành động của bạn Nam không? Vì sao?
+ Nếu là An, em sẽ làm gì?
- Tình huống 3: Hà và mẹ đang đứng đợi xe buýt. Có một cụ già mù bán vé số lại gần và nói: “Chỉ có mười nghìn thôi, cô chủ mua hộ tôi một tờ với!”. Một anh thanh niên gọi lại và mua cho cụ. Hà thấy anh thanh niên đó rút 6 tờ vé số nhưng chỉ đưa cụ già 50 nghìn đồng. Hà vội nói với anh thanh niên: “Anh có trẻ nhầm tiền cho bà không ạ?”.
+ Em có nhận xét gì về hành động của anh thanh niên? Vì sao?
+ Em có đồng tình với hành động của bạn Hà không? Vì sao?
Em hãy đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Một nhà thơ chân chính
Ngày xưa, ở vương quốc Dagestan có một ông vua rất bạo ngược. Khắp nơi truyền đi bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua.
Rồi một ngày, bài hát lọt đến tai vua. Vị vua ra lệnh tìm cho được tác giả bài hát để xử tội. Truy tìm không ra, vị vua ra lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong cả nước.
Sau đó, nhà vua ra lệnh phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác ca ngợi nhà vua. Tất cả đều cố gắng hoàn thành, riêng có ba nhà thơ kiên quyết không chịu hát. Họ bị tống giam vào ngục.
Ba tháng sau, vị vua giải ba người ra và cho thêm cơ hội. Một trong ba nhà thơ đã hát ca ngợi vị vua, thế là được thả ra.
Giàn hoả thiệu xuất hiện, một trong hai nhà thơ còn lại cất tiếng hát. Riêng người cuối cùng vẫn im lặng, vị vua ra lệnh: “Trói hắn và thiếu chết!”.
Cuối cùng, nhà thơ cũng cất vang tiếng hát. Đó là lời hát phơi bày nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu của nhà vua... Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên: “Dập tắt lửa! Ta không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này”.
(Theo Truyện cổ dân gian Nga)
1. Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động như thế nào? Vì sao?
2. Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người như thế nào?
3. Theo em thế nào là tôn trọng sự thật? Nêu một số biểu hiện của tôn trọng sự thật?
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn học sinh trong thông tin trên?