Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là
A. thời gian hoạt động
B. các hoạt động
C. tính cá nhân
D. mối quan hệ với cộng đồng
Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người:
- Thời gian hoạt động: lịch sử của một con người ngắn ngủ hơn rất nhiều so với thời gian vận động của xã hội loài người
- Các hoạt động: hoạt động của một người trong quá trình tồn tại không thể đa dạng bằng các hoạt động của xã hội loài người
- Tính chất: lịch sử một người mang tính chất cá nhân; lịch sử xã hội loài người mang tính chất cộng đồng
=>Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, được Bác nói khi nào?
Lịch sử là… xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của … từ khi xuất hiện đến nay.
Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
Điền từ trong câu còn thiếu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau … lấy nước.
Điền từ vào chỗ còn thiếu: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường … nước nhà Việt Nam.”
I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ
- Lịch Sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay
- Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu
- Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.
- Tư liệu hiện vật gồm những dấu tích vật chất của người xưa như di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ...).
- Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra
- Trong các loại tư liệu trên, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc - tư liệu liên quan trực tiếp về sự kiện lịch sử , ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.