Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN?
A. Nguy cơ phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài.
B. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi.
C. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
D. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
Vào cuối thế kỉ III TCN- đời Hùng Vương thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ở phương Bắc nhà Tần đã thống nhất Trung nguyên và chuẩn bị tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi xuống phía Nam.
=>Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang là
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?
Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?
Anh(chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Anh (chị) có nhận xét gì về các loại vũ khí sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
I. Nhà nước Văn Lang
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương.
- Kinh đô đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ.
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
II. Nhà nước Âu Lạc
- Ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
- An Dương Vương rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.