Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thời Bắc thuộc là?
A. Mâu thuẫn của nông dân công xã với địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn của tầng lớp nô tì với nông dân công xã.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc.
D. Mâu thuẫn của tầng lớp hào trưởng với chính quyền cai trị phương Bắc.
Mâu thuẫn chủ yếu bao trùm trong xã hội thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:
Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau:
“Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”.
(SGK Lịch sử 7, trang 53)
Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
Việc đồ Đông Sơn vẫn phát triển ở nước ta thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa gì?
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Trung Quốc sau đó chia thành các châu, quận…
- Cử quan lại người Hán tới cai trị đến tận cấp huyện.
- Xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, bắt
hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.
3. Chính sách đồng hoá
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt, xóa bỏ tập quán lâu đời của người Việt, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- Nho giáo, chữ Hán du nhập vào nước ta để phục vụ cho công cuộc đồng hoá nhưng chữ Hán chỉ giới hạn trong một số ít người ở trung tâm.
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
1. Những chuyển biến về kinh tế.
- Nông nghiệp:
+ Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, biết đắp đê phòng lụt.
+ Sử dụng cày, sức kéo trâu bò và công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất
+ Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông
- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền…
- Giao thương các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp ở trong nước và với các thương nhân Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
2. Những chuyển biến về xã hội.
- Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.
- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền cai trị phương Bắc.