Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập?
A. Phong chức tước cho những người có công.
B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.
C. Thành lập chính quyền tự chủ.
D. Xá thuế ba năm liền cho dân.
Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã:
- Trưng Trắc xưng vương – Trưng Vương
- Đóng đô ở Mê Linh.
- Phong tước cho những người có công, xây dựng nền tự chủ.
- Xá thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ những thuế thuế vô lí, luật pháp hà khắc trước đây.
=>Đáp án D: xá thuế ba năm cho dân không phải chính sách Hai Bà Trưng thực hiện sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị trướng ở khắp nơi thể hiện điều gì?
Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
Tại sao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43), quân ta phải rút về giữ Cổ Loa và Mê Linh?
Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) không mang ý nghĩa nào sau đây?
Theo chính sách của nhà Hán vào năm 111 TCN, đứng đầu các quận là
Nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì?
Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?
Khi nghe tin Hai Ba Trưng khởi nghĩa, nhà Hán đã có hành động gì?
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43)
- Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ, Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (Hà Nội).
- Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.
- Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc đưich nhân dân suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, nhà Hán đưa quân sang đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
II. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.
- Nhà Ngô đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 – 603)
- Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, làm chủ Giao Châu.
- Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng chùa Khai quốc.
- Tháng 5/545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục.
- Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.
- Năm 603, nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.
IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 – 722)
- Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, đánh ra chiếm Tống Bình.
- Năm 722, nhà Đường đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
V. Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 791)
- Năm 776, Phùng Hưng lãnh đạo khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây), sau đó đem quân ra đánh chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
- Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai là Phùng An nối nghiệp. Năm 793, nhà Đường đem quân đàn áp.