Xã hội Chăm-pa bao gồm những tầng lớp nào?
A. Tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
B. Địa chủ, tá điền, dân tự do, thương nhân.
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh, nô tì.
D. Quan lại, nhà sư, địa chủ, nông dân.
Xã hội Chăm-pa bao gồm các tầng lớp: Tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Champa?
Khi chuyển kinh đô về Đồng Dương, người Chăm đặt tên kinh đô là gì?
Nội dung nào không phản ánh đúng đời sống văn hóa của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
Quần thể kiến trúc nào của cư dân Champa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Vì sao các cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam và Tượng Lâm lại được nhân dân Giao Châu ủng hộ?
Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?
I. Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc cổ Champa
- Năm 192 nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Hán, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên. Khởi nghĩa thắng lợi, nhà nước Lâm Ấp ra đời.
- Từ thế kỉ VII, Lâm Ấp đổi tên thành Champa.
- Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, vương quốc Champa trải qua 3 vương triều.
- Cuối thế kỉ IX lãnh thổ Champa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh) ở phía bắc đến sông Dinh (Ninh Thuận) ở phía nam.
II. Kinh tế và tổ chức xã hội
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò
- Khai thác khoáng sản như vàng, hổ phách,... và nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương.
- Biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế .
- Xã hội Champa có những tầng lớp phân chia theo nghề nghiệp từ quý tộc cho đến thường dân.
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, Champa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV.
- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc.
- Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày nay.