Vị trí địa lí của Phù Nam có ý nghĩa
A. là cầu nối giữa hai đại dương lớn.
B. là trung tâm kết nối của Việt Nam đi thế giới.
C. là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa
D. là trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ, Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nơi sinh sống nào giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam?
Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?
I. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam
- Vương quốc cổ Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I. Địa bàn chủ yếu thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
- Từ thế kỉ III - V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á
- Thế kỉ VI, Phù Nam bắt đầu suy yếu.
- Đầu thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam sụp đổ.
II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
1. Hoạt động kinh tế.
- Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa.
- Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay.
- Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo.
2. Tổ chức xã hội.
- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
- Quý tộc, thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị.
III. Một số thành tựu văn hóa
- Phương tiện đi lại chủ yếu: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch.
- Dựng nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước, xây thành thị ở những vùng đất nổi.
- Chữ viết: Chữ Phạn được du nhập vào Phù Nam.
- Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Kiến trúc: nghề tạc tượng Phật bằng đá và gỗ, làm phù điêu trên đá, đất nung.