Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 750

Các nguyên nhân khiến thực phẩm bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng)?

Hướng dẫn:

A. Để lâu ngoài không khí.

B. Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.

C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách.

D. Cả 3 nguyên nhân: A, B, C.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản không đúng cách.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 2,918

Câu 2:

Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 1,968

Câu 3:

Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 1,498

Câu 4:

Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 819

Câu 5:

Thực phẩm nào dưới đây không phải là thực phẩm tự nhiên?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 788

Câu 6:

Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 384

Câu 7:

Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 314

Câu 8:

Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 215

Câu 9:

Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc?

Hướng dẫn:

Xem đáp án » 07/09/2022 136

LÝ THUYẾT

1. Một số lương thực phổ biến

- Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (chất đạm), lipit (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, …) và các khoáng chất.

Ví dụ: Lúa gạo, ngô, khoai, sắn,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm | Chân trời sáng tạo

- Dựa vào các tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.

Ví dụ: Gạo có tính dẻo, được nấu thành cơm, làm bột chế biến các loại bánh,...là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Khoai lang có vị ngọt và bùi, có thể luộc hoặc chế biến các loại bánh (bánh khoai), làm thức ăn cho gia sức, gia cầm,...

2. Một số thực phẩm phổ biến

- Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),...mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm | Chân trời sáng tạo

- Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Ví dụ: Trái cây để lâu sẽ héo, mốc và chuyển màu sắc.

Rau xanh để lâu sẽ héo, thối rữa.

Thịt cá để lâu sẽ xuất hiện nấm mốc, có mùi ươn khó chịu.

Bánh mì để lâu sẽ xuất hiện mốc xanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm | Chân trời sáng tạo

* Cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả.

- Bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo để tránh bị mốc; khi thực phẩm bị mốc cần phải bỏ đi, không được sử dụng vì mốc sẽ tạo ra độc tố vi nấm, có hại cho sức khoẻ. Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, chất béo, calcium và các Vitamin nhóm B. Không nên xaỵ xát gạo trắng quá kĩ dẫn đến làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng có thể làm mất đi Vitamin B1, vì vậy không vo gạo kĩ quá, nên dùng nước sôi và đậy vung khi nấu cơm.

- Hàm lượng chất bột trong khoai, sắn chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Do hàm lượng chất đạm trong khoai, sắn cũng ít nên dù ăn khoai, sắn nhiều vẫn cẩn phải ăn thêm nhiều chất đạm, nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng.

- Không ăn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người.

- Sắn tươi có chứa độc tố, có thể gây chết người nên không được ăn sắn tươi khi chưa luộc chín. Khi ăn sắn tươi cẩn bóc bỏ hết phần vỏ hồng bên trong, ngâm nước 12-24 giờ trước khi luộc, khi luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc.

- Các loại thực phẩm thịt, cá nên sử dụng khi đang còn tươi, sống và cần chế biến kĩ. Nếu trong trường hợp cẩn tích trữ lâu dài có thể để trong ngăn lạnh của tủ lạnh hoặc tủ đá. Tuy nhiên, thời gian bảo quản không quá 3 ngày.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »