Thứ sáu, 10/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

07/09/2022 270

Bát nước chấm gồm có các thành phần: nước chanh (hoặc giấm), tỏi, ớt, nước đường, nước mắm. Bát nước chấm này là:

A. chất

B. hỗn hợp đồng nhất

C. hỗn hợp không đồng nhất

Đáp án chính xác

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Nước chấm gồm hỗn hợp: nước chanh (hoặc giấm), tỏi, ớt, nước đường, nước mắm thì hỗn hợp này là hỗn hợp không đồng nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?

Xem đáp án » 07/09/2022 812

Câu 2:

Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

Xem đáp án » 07/09/2022 695

Câu 3:

Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là:

Xem đáp án » 07/09/2022 503

Câu 4:

Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Nước cất

(3) Nước khoáng

(4) Nước đá sản xuất từ nhà máy

(5) Nước lọc

Xem đáp án » 07/09/2022 436

Câu 5:

Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

Xem đáp án » 07/09/2022 297

Câu 6:

Các hỗn hợp sau là?huyền phù hay?nhũ tương? Em hãy lựa chọn đáp án chính xác.

Xem đáp án » 07/09/2022 267

Câu 7:

Chọn câu phát biểu đúng: Nước tự nhiên là:

Xem đáp án » 07/09/2022 267

Câu 8:

Em hãy điền khái niệm: Chất tinh khiết, Hỗn hợp, Hỗn hợp đồng nhất, Hỗn hợp không đồng nhất cho các câu dưới đây:

Chất không có lẫn chất nào khác.

Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Hay chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất ở mọi vị trí trong hỗn hợp giống nhau.

Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất không giống nhau ở mọi vị trí trong hỗn hợp.

Xem đáp án » 07/09/2022 266

Câu 9:

Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau.

Nước pha bột sắn

trong suốt, không màu, khi đun nóng trong 1 thời gian không còn lại gì trong cốc.

Nước muối

trong suốt, không màu, khi đun nóng một thời gian còn lại bột rắn màu trắng trong cốc.

Rượu

trắng đục, sau một thời gian lắng đọng bột màu trắng trong cốc.

Nước trộn dầu ăn

(4) tách thành 2 lớp chất lỏng.

Xem đáp án » 07/09/2022 246

Câu 10:

Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

Xem đáp án » 07/09/2022 244

Câu 11:

Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:

Xem đáp án » 07/09/2022 240

Câu 12:

Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?

Xem đáp án » 07/09/2022 229

Câu 13:

Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

Xem đáp án » 07/09/2022 217

Câu 14:

Em hãy chọn đáp án chính xác trong câu dưới đây:

Khi đổ dầu ăn vào nước, ta được hỗn hợp

Xem đáp án » 07/09/2022 206

Câu 15:

Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?

Xem đáp án » 07/09/2022 198

LÝ THUYẾT

1. Chất tinh khiết

- Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

Ví dụ: Nước cất, oxygen, bạc, muối tinh, đường tinh luyện,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

- Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết.

VD: Nước tinh khiết (nước cất) sôi ở 100oC, nóng chảy ở 0oC.

- Chất tinh khiết có thể là:

+ Chất rắn (đường, muối)

+ Chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)

+ Chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen)

2. Hỗn hợp

Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Ví dụ: Bột canh là hỗn hợp có thành phần gồm nhiều chất như: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu,...

Nước khoáng thiên nhiên là hỗn hợp gồm nước và một số muối khoáng khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

Vữa xây dựng là hỗn hợp gồm cát, xi măng, nước.

- Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần hỗn hợp.

- Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng.

Ví dụ: Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.

- Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp.

3. Hỗn hợp đồng nhất , hỗn hợp không đồng nhất

- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.

Ví dụ: Nước đường, nước muối, rượu,...

Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

Ví dụ: Sữa đặc và nước, bột mì và nước,..

4. Chất rắn tan và không tan trong nước

- Một số chất rắn tan được trong nước: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), phân bón hoá học,...

- Một số chất rắn không tan được trong nước: sắt, cát, đá vôi, bột mì,...

- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

Muốn chất rắn tan nhanh trong nước có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:

- Khuấy dung dịch.

- Đun nóng dung dịch.

- Nghiền nhỏ chất rắn.

6. Chất khí tan trong nước

- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:

+ Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước.

+ Khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước.

+ Khí hydrogen nitrogen gần như không tan trong nước.

7. Dung dịch – dung môi – chất tan

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

- Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng 

Ví dụ: Khi cho đường vào nước và khuấy đều, các hạt đường sẽ tan và phân bố đều vào nước, tạo thành hỗn hợp đổng nhất gọi là dung dịch đường. Khi đó: Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.

+ Dung môi thường là chất lỏng. Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. 

+ Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, dầu ăn, cồn,...gọi là dung môi hữu cơ.

+ Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.

Ví dụ: Muối ăn là chất tan được trong nước nhưng không tan trong xăng hoặc dầu hoả. 

Cao su tan được trong xăng nhưng không tan trong nước.

8. Huyền phù

- Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.

Ví dụ: Nước phù sa (chứa các hạt phù sa lơ lửng trong nước), khuấy bột mì trong nước, khuấy bột sắn dây trong nước,...

9. Nhũ tương

- Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước khi được khuấy trộn, sữa, xốt mayounnaise...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương

- Dung dịch: Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất. 

- Huyền phù: Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy, tạo thành một lớp cặn. 

- Nhũ tương: Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau. 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »