Trình bày suy nghĩ về quan điểm: Nâng cao ý thức trong tham gia giao thông - tiêu chuẩn của con người văn minh, đô thị văn minh, đất nước văn minh.
• Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thế hiện được quan điếm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: Nâng cao ý thức trong tham gia giao thông – tiêu chuẩn của con người văn minh, đô thị văn minh, đất nước văn minh. |
Giải thích |
- Ý thức tham gia giao thông là trách nhiệm và cách thức của mỗi người khi điều khiển và sử dụng các phương tiện giao thông. |
|
Phân tích |
- Thực trạng ý thức tham gia giao thông của người Việt như thế nào? + Những năm gần đây, ý thức tham gia giao thông của người Việt có nâng lên đáng kể so với trước (dẫn chứng). + Tỷ lệ tai nạn giao thông có giảm, nhưng vẫn còn cao, vẫn có những trường hợp tai nạn giao thông đau lòng xảy ra, xuất phát từ ý thức tham gia của người điều khiển phương tiện. - Vì sao nâng cao ý thức trong tham gia giao thông là tiêu chuẩn của con người văn minh, đô thỉ văn minh, đất nước văn minh? + Vì ý thức khi tham gia giao thông là kết quả của nền giáo dục tốt, là biểu hiện của những con người có trách nhiệm, quý trọng tính mạng con người và có tri thức. + Vì nâng cao ý thức tham gia giao thông cần có sự đồng tâm của tất cả thành viên trong một cộng đồng. + Vì khi giao thông an toàn, hình ảnh của con người, đô thị hay đất nước đó sẽ bình yên và đẹp đẽ hơn trong mắt của bạn bè quốc tế. |
|
Phản biện |
- Ý thức tham gia tốt nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém vẫn không thể đảm bảo hình ảnh của cộng đồng văn minh + Thực tế cho thấy, ý thức tham gia giao thông mới chính là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tâm. + Nâng cao ý thức phải được kết hợp với nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Tham gia giao thông có trách nhiệm. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa. Không phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hàng đánh võng lạng lách vượt ấu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đên luật giao thông. Những kẻ đầu óc trổng rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm...
Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Đó là lực lượng lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và phồn vinh cho gia đình và xã hội.
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng người Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.
Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
(Võ Thị Hảo, nguồn Vietnamnet.vn)
Đặt tên cho nhan đề của văn bản, nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng.
Có ý kiến cho rằng hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà nhà văn cất công tìm kiếm. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Theo anh/chị, an toàn giao thông có tác động như thế nào đến quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới?
Theo anh/chị, cần làm gì để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
Vì sao, tác giả cho rằng: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa?”