I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
(Đất nước ở trong tim, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Gia Lai)
Trả lời các câu hỏi sau:
Bài thơ trên viết về sự kiện gì?
Bài thơ trên viết về sự kiện:
+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân Việt Nam; tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước trên du thuyền.
+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lòng “Nhân ái”.
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện suy tư ám ảnh của Mị khi nghĩ về kiếp sống trâu ngựa của chính mình: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” và khi Mị bị trói: “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.6 và tr.8)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần suy tư trên. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị.Ý nghĩa của hai dòng thơ:
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.