II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Nội dung:
a.Nêu vấn đề cần nghị luận: Sống có trách nhiệm.
b.Giải thích:
- "Sống có trách nhiệm" là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước, chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với bản thân, gia đình, những người xung quanh.
- Biểu hiện lối sống có trách nhiệm:
+ Với xã hội: làm tròn trách nhiệm công dân, sống có ích, biết cống hiến cho cộng đồng, xã hội.
+Với gia đình: sống có trách nhiệm với gia đình, yêu thương kính trọng cha mẹ, giúp đỡ, chăm sóc anh em.
+Với bản thân: sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực phấn đấu để rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân
- Ý nghĩa lối sống có trách nhiệm:
+ Sống có trách nhiệm sẽ hoàn thành được mọi công việc nhiệm vụ được giao.
+ Luôn được mọi người tin tưởng, yêu mến.
+ Người sống có trách nhiệm còn dễ dàng vươn đến thành công trong công việc và cuộc sống
- Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.
- Mở rộng vấn đề:
- Bên cạnh đó, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người vô trách nhiệm, chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân, mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng xã hội và gia đình. Lối sống vô trách nhiệm làm băng hại đạo đức gia đình, gây tổn hại tới xã hội và bản thân chính cá nhân đó. Đây là lối sống đáng lên án.
- Nhận thức được ý nghĩa của việc cần phải sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quê hương đất nước.
- Cần phải ham học hỏi, luôn trau dồi vốn sống và kĩ năng sống, biết giúp đỡ, biết đồng cảm và yêu thương người khác, có chí hướng...
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về lý tưởng người lính?
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Chúng tôi không mệt đâu
Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!
Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ
Nhiều đổi thay như một thoáng mây
Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó
Ngậm im lìm một cọng cỏ may…
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yêu mến và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
(Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Anh/ chị nhận xét về những vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ được thể hiện trong đoạn trích trên?
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô to sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới…”
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD)
Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét tài hoa, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân gửi gắm qua hình tượng sông Đà.
Chỉ những hình ảnh so sánh trong đoạn trích được tác giả sử dụng để dễ hình dung về đặc điểm của tuổi mười tám, hai mươi?