Em biết gì thêm về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
- Tranh thờ:
Tranh thờ miền núi cũng có mặt trong các lễ tang, biểu thị ước nguyện dân gian của gia đình người chết cầu cho vong hồn thân nhân thoát cảnh địa ngục, vươn tới cõi Niết bàn (Phật giáo) hay cõi Bất tử (Đạo giáo). Nhiều tranh còn miêu tả những cảnh hành hình rùng rợn dưới địa ngục đối với kẻ phạm trọng tội trên cõi dương, mục đích là để răn đe con người không làm điều ác, hoặc cổ súy tư tưởng, hành vi xử thế sao cho hợp lý hợp tình.
Tranh thờ còn lại hiện nay lưu giữ tại Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, phần nhiều là do thợ vẽ tranh Hàng Trống trước đồ lại, nét vẽ và màu sắc có kém đi chút ít nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của các tôn thánh. Ở miền núi đa số những tranh thờ do các thầy cúng tự sao chép thì còn kém hơn.
Trong tranh thờ có một số nhân vật có những vòng tròn ở phía sau, nhiều người tưởng đó là vầng hào quang giống như phía sau trên đầu Đức Phật. Nhưng thực ra không phải thế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Viện Hán Nôm thì đó là cái gương soi. Theo quan niệm Đạo giáo, vạn vật hữu linh. Cây cối sống ngàn năm có linh khí, có thể thành địa tiên, muông thú tu luyện nghìn năm có thể biến thành người. Các nhân vật tiên thánh cũng đều xuất phát từ nhân thế, vì tu luyện lâu năm mà thành. Dù đã thành bậc thánh, nhưng đôi lúc ham muốn phàm trần lại trở về. Chiếc gương trên đầu là để soi hàng ngày. Soi vào đó, các vị nhìn thấy gốc gác xuất thân từ đâu mà ra để tự thức tỉnh mình, dẹp đi những ham muốn tầm thường. Đó là tấm gương giữ mình của các vị tiên thánh.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết