IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 5,484

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể

Hình thức:

-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Nội dung:
a.Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống.

b.Giải thích

- Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của cá nhân sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

-> Cho đi là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay thể hiện tinh thần sẻ chia, đùm bọc yêu thương giữa con người với con người dành cho nhau. Trong đoạn trích, người mẹ đã cho chồng, con tham gia kháng chiến, hi sinh vì tổ quốc.

c. Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

- Cho đi là cách sống đẹp giúp con người biết sẻ chia, gắn kết với nhau nhiều hơn.

- Cho đi giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha, được mọi người quý mến.

- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại sự thanh thản, bình an, hạnh phúc trong tâm hồn.

Ví dụ: Trong trận lũ lịch sử cuối năm 2020, Ca sĩ Thủy Tiên đã kêu gọi, quyên góp được hàng chục tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn bởi thiên tai bão lũ. Cô là minh chứng cho lối sống nhân ái biết cho đi giá trị đẹp.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Không nên sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

- Phê phán lối sống vị kỉ, cá nhân, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

Đất nước

Của thơ ca

Của bốn mùa hoa nở

Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian

Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn

Đất nước

Của những dòng sông

Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn

Ngọt lịm những giọng hò xứ sở

Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa

Đất nước

Của những người mẹ

Mặc áo thay vai

Hạt lúa củ khoai

Bền bỉ nuoi con, nuôi chồng chiến đấu

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.

(Nam Hà, Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi! Trường Sơn – Đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)

Thực hiện các yêu cầu:

Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

Xem đáp án » 09/09/2022 1,049

Câu 2:

Nhận xét của anh chị về hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến tranh qua đoạn thơ: “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thay vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu”.

Xem đáp án » 09/09/2022 480

Câu 3:

Nêu hiệu quả của việc sử dụng điệp từ "đất nước" trong đoạn trích?

Xem đáp án » 09/09/2022 455

Câu 4:

Trong đoạn thơ, tác giả cảm nhận vẻ đẹp của đất nước ở những phương diện nào?

Xem đáp án » 09/09/2022 386

Câu 5:

       Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

       Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

       Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

       Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

       Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ấn tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)

          Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc đậm đà trong phong cách thơ Tố Hữu.

Xem đáp án » 09/09/2022 227

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »