Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

13/12/2021 1,202

Hãy vận dụng thuyết êlectron để giải thích hiện tượng nhiễm điện của thanh thủy tinh khi cọ sát vào dạ, cho rằng trong hiện tượng này, thủy tinh bị nhiễm điện dương và chỉ có các êlectron có thể di chuyển từ vật nọ sang vật kia.

Hãy nêu một định nghĩa khác về vật dẫn điện và vật cách điện

Chân không dẫn điện hay cách điện? Tại sao?

Hãy giải thích sự nhiễm điện của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương.

Hãy vận dụng thuyết êlectron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Biết rằng trong kim loại có êlectron tự do.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Khi cọ sát thanh thủy tinh vào dạ, êlectron từ thanh thủy tinh đã chuyển qua cho dạ làm dạ nhiễm điện âm. Còn thanh thủy tinh mất êlectron nên nhiễm điện dương.

• Vật (chất) dẫn điện là chất mà điện tích có thể tự do di chuyển khắp mọi điểm của vật làm bằng chất đó.

• Vật (chất) Chất cách điện (hay điện môi) là những chất mà điện tích không di chuyển được từ nơi này sang nơi khác bên trong vật làm bằng chất đó.

Chân không là chất cách điện vì trong chân không không có điện tích tự do

Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì vật nhiễm điện dương sẽ hút các êlectron tự do của quả cầu kim loại qua nó cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp súc với vật nhiễm điện dương thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện dương vì bị mất êlectron.

Ta có hình vẽ:

Trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 11 Bài 2 | Hay nhất Giải bài tập Vật Lí lớp 11

Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng :

Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.3). Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh kim loại MN trở lại trạng thái trung hòa về điện .

Giải thích:

Điện tích dương ở quả cầu A sẽ hút các êlectron tự do trong thanh kim loại MN về phía nó. Vì vậy, ở đầu M gần quả cầu A sẽ thừa êlectron nên nhiễm điện âm, còn đầu N thiếu êlectron nên nhiễm điện dương.

Khi đưa quả cầu A ra xa thì không có lực tương tác tĩnh điện nên các điện tích sắp xếp một cách mất trật tự và thanh MN trở về trạng thái trung hòa về điện.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN( hình 2.4) .

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I trung điểm của MN?

Xem đáp án » 13/12/2021 3,096

Câu 2:

Chọn câu đúng.

Đưa một quả cầu tích điện Q lại gần một quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q .Sau đó thì

Xem đáp án » 13/12/2021 1,367

Câu 3:

Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và vận dụng để giải thích hiện tượng xảy ra khi cho một quả cầu nhiễm điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm.

Xem đáp án » 13/12/2021 887

Câu 4:

Giải thích hiện tượng nhiễm điện âm của một quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết êlectron.

Xem đáp án » 13/12/2021 531

Câu 5:

Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích hiện tượng đó bằng thuyết êlectron.

Xem đáp án » 13/12/2021 362

Câu 6:

Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.

Xem đáp án » 13/12/2021 189

Câu 7:

Trình bày nội dung của thuyết êlectron .

Xem đáp án » 13/12/2021 129

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »