Khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào?
a. Thuận lợi
b. Khó khăn.
c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.
Tại sao em lại chọn phương án đó?
Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra theo hướng vừa thuận lợi, vừa khó khăn.
- Thuận lợi: Quyền bình đẳng của tất cả các thành viên của WTO được xuất khẩu hàng hóa, được chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật để hợp tác phát triển kinh tế, lượng cung về hàng hóa gia tăng, nhu cầu về việc làm gia tăng, về xuất khẩu lao động tăng,…
- Khó khăn: Nước ta có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp, năng lực quản lý đất nước chưa bằng các nước trên thế giới. Hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, lượng cung về hàng hóa sẽ gặp khó khăn đối với thị trường các nước phát triển. Lượng cầu về việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần phải cố gắng và thay đổi nhiều mới có thể có chỗ đứng trên thị trường chung của WTO,…
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?
Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu
Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu
Trả lời:
Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.