I - CHUẨN BỊ
Máy may: Mỗi học sinh một máy hoặc mỗi nhóm một máy.
Kéo cắt vải
Thước gỗ dẹp, phấn may, bút chì ...
Vải, chỉ may
Dầu máy, giẻ lau
II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
1. Chuẩn bị máy may
Bỏ vải che phủ máy;
Vệ sinh bàn máy;
Kiểm tra máy;
Ngồi vào vị trí máy đúng tư thế;
Nâng chân vịt lên để không chạm vào răng cưa.
2. Vận hành máy may
a) Tập đạp máy
Chân đạp đều đặn, tránh đạp ngược.
b) Tập may không mắc chỉ
Lắp kim
Tập may những đường thẳng theo dòng kẻ, sau đó tập may đường cong, đường gấp khúc.
c) Tập may có mắc chỉ
* Thao tác chuẩn bị máy
- Quấn chỉ vào suốt, lắp suốt vào thoi, lắp thoi suốt vào ổ chao.
- Mắc chỉ trên.
- Lấy chỉ dưới lên, đưa hai đầu chỉ ra phía sau, dưới chân vịt.
- Máy thử, điều chỉnh mũi may cho chuẩn.
* Thực hành may
- Vẽ các đường thẳng, đường cong trên mảng vải tập và may theo gợi ý ở hình 2 dưới đây.
- May các đường theo đúng nét vẽ và đường song song với nét vẽ.
Hình 24. Các nét vẽ gợi ý tập may
3. Bảo dưỡng máy may
Lau bụi, gỡ chỉ vụn ở ổ chao, bàn đẩy vải…
Tra dầu vào máy:
- Các vị trí có lỗ tra dầu: 1 giọt.
- Các bộ phận cần bôi trơn: 3 giọt.
Lau sạch dầu vương vãi trên máy.
III - ĐÁNH GIÁ
* Học sinh tự đánh giá theo các mặt sau:
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu;
- Sử dụng và bảo dưỡng máy may theo quy trình;
- Các đường may theo đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc đúng nét vẽ và song song với nét vẽ.
* Học sinh đánh giá các đường may trên vải của bạn.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết