Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
- Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
- Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.
- Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.
- Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.
- Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.
- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật?
Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị
Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
Tại sao nói Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản ?
Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tôkugaoa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
a. Chính trị:
- Nhật Bản vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
+ Đứng đầu nhà nước là Thiên hoàng.
+ Quyền lực thực tế tập trung trong tay So-gun (Tướng quân) – người đứng đầu của chính quyền Mạc phủ Tôkugaoa.
Chân dung tướng quân Tôkugaoa Yeasư
(Tướng quân đầu tiên của chính quyền Mạc Phủ Tôkugaoa)
Chân dung tướng quân Tôkugaoa YoShinobu
(Tướng quân cuối cùng của chính quyền Mạc Phủ Tôkugaoa)
- Các nước thực dân, đế quốc phương Tây sử dụng sức mạnh quân sự, đòi nbg phải “mở cửa”.
b. Kinh tế
- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra,..
- Ở các thành thị, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng:
+ Xuất hiện các công trường thủ công quy mô lớn.
+ Xuất hiện các thành thị, hải cảng buôn bán tấp nập, ví dụ: E-đô, Ky-ô-tô,...
c. Xã hội.
- Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
+ Tầng lớp Đaimio – quý tộc phong kiến lớn, quản lí các lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa.
+ Tầng lớp Samurai bị suy giảm thế lực, đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
+ Tầng lớp tư sản công – thương nghiệp ngày càng giàu có, song không có thế lực về chính trị.
+ Bình dân thành thị ngày càng gia tăng.
- Đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực, mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến chuyên chế.
⇒ Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn:
+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ ⇒ bị các nước phương Tây xâm lược.
+ Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
2. Cuộc duy tân Minh trị.
a. Nguyên nhân, mục tiêu tiến hành cải cách:
* Nguyên nhân
- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
Thiên hoàng Minh Trị
* Mục đích:
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
b. Nội dung thực hiện:
- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...
- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...
- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...
- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...
c. Kết quả thực hiện:
- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
d. Tính chất: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
e. Ý nghĩa – hạn chế
* Ý nghĩa:
- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).
* Hạn chế:
+ Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).
+ Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
* Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Biểu hiện:
- Xuất hiện các công ty độc quyền chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...
Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản
- Tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng lãnh thổ.
+ Chiến tranh Đài Loan (1874).
+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).
+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.