Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm của E cho thấy E là người
A. tự chủ.
B. trung thực.
C. thật thà.
D. khiêm nhường.
Lời giải: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm của E cho thấy E là người có tính tự chủ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
"Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình" được gọi là gì?
I. Khái quát nội dung câu chuyện
* Câu chuyện 1
- Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS.
- Bà choáng váng, đau khổ, mất ăn, mất ngủ, nhưng ko khóc trước mặt con, chăm sóc con, vận động những người cùng hoàn cảnh để chăm sóc những người nhiễm HIV/AIDS
- Bà Tâm đã làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, nên đã vượt qua được nỗi đau khổ, sống có ích cho con và cho người khác.
⇒ Bà là người tự chủ.
* Câu chuyện 2
- N bị bạn bè rủ rê theo chúng hút thuốc lá, rượu bia, đua xe máy, chơi các trò chơi nguy hiểm khác; trốn học, trượt tốt nghiệp-> hút chích -> trộm cắp để thoả mãn cơn nghiện.
- N không làm chủ được bản thân, không điều chỉnh được suy nghĩ, hành vi của mình trước những lời cám dỗ của bạn xấu...=> thiếu tự chủ.
⇒ Ý nghĩa: Trong cuộc sống mỗi con người cần phải có tính tự chủ. Nếu ko thì chúng ta khó có thể đứng vững được trước những khó khăn thử thách của cuộc sống.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Ví dụ: Trong giờ kiểm tra gặp bài khó kiên quyết không xem bài của bạn, ko quay cóp; tự kiếm tiền nuôi bản thân...
Làm thêm là biểu hiện trong tự chủ trong tài chính, tự nuôi bản thân..
2.2. Ý nghĩa:
Tự chủ giúp con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hoá giúp ta đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ.
2.3 Cách rèn luyện:
Suy nghĩ kỹ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần kiểm tra lại thái độ, lời nói, hành động đó đúng hay sai để kịp thời sửa chữa.