Tình trạng "không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia" được gọi là gì?
A. Hợp tác.
B. Hòa bình.
C. Dân chủ.
D. Hữu nghị.
Lời giải: Tình trạng "không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia" được gọi là hòa bình.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là như thế nào?
"Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang" được gọi là gì?
Biểu hiện của "không hòa bình" trong cuộc sống hằng ngày là như thế nào?
I.Khái quát nội dung câu chuyện
* Câu chuyện 1, 2 và 3
- Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 chết khoảng 10 triệu người.
- Chiến tranh lần thứ 2 chết khoảng 60 triệu người, thiện hại nhiều về tiền của, tài sản.
- Khoảng 2 triệu trẻ em bị chết.
- Hơn 6 trịêu trẻ em bị thương tích hoặc tàn phế.
- Khoảng 20triệu trẻ em phải sống bơ vơ, do mất nhà cửa.
- hơn 300.000 trẻ em ở tuổi thiếu niên phải cầm súng giết người.
* Bức tranh 4
- Bức tranh nói lên sự tàn khốc của, giá trị của hoà bình, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và phải bảo vệ hoà bình.
- Chiến tranh gây ra thảm hoạ cho loài người.
- Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- Một số nước quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Đức, Ý, Úc. (Trung Quốc và Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện).
- Chúng ta cần hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia.
⇒ Ý nghĩa: Để ổn định và phát triển, các nước trên thế giới và Việt Nam cần có nền chính trị ổn định, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...
Việt Nam quan hệ ngoại giao với Đan Mạch trên tinh thần hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.
- Bảo vệ hòa bình là giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.
- Diễn biến hòa bình là sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài.
2.2 Tình hình thế giới hiện nay
Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang. Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người.
2.3 Trách nhiệm của mỗi người
Phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.