IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 440

Câu tục ngữ "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" nói về truyền thống nào?

 

 

 

 

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.


 


Đáp án chính xác

B. Truyền thống đoàn kết. 


 


C. Truyền thống yêu nước. 


 


D. Truyền thống văn hóa.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lời giải: Câu tục ngữ "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”, câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

 

 

Xem đáp án » 18/12/2021 1,159

Câu 2:

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là những truyền thống nào?

 

 

Xem đáp án » 18/12/2021 824

Câu 3:

Hành vi vi phạm chuẩn mực về truyền thống đạo đức là 

 

 

Xem đáp án » 18/12/2021 648

Câu 4:

Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 

 

 

Xem đáp án » 18/12/2021 567

LÝ THUYẾT

I.Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

- Bác Hồ nói về lòng yêu nước vẻ vang qua các thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

- Lòng yêu nước của dân tộc ta ở thế kỉ 20: các chiến sĩ ngoài mặt trận, các công chức ở hậu phương, các phụ nữ cũng tham gia kháng, các bà mẹ anh hùng, công nhân, nông dân thi đua sản xuất.

⇒ Đó là truyền thống quý báu của dân tộc vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Có nhiều tấm gương về truyền thống yêu nước từ xưa đến nay, nhất là khi có giặc ngoại xâm.

* Câu chuyện 2

- Học trò cũ của cụ tuy làm chức quan to trong triều, nhưng vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách một người học trò (kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn).

- Thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.

⇒ Ý nghĩa: Qua hai câu chuyện trên chúng ta thấy được việc làm tuy khác nhau, nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Trong quá trình tồn tại và phát triển mỗi dân tộc đều có những truyền thống tốt đẹp riêng. Các truyền thống đó được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là vốn quý của mỗi dân tộc.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần như: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách cư xử tốt đẹp, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ví dụ: Truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc hay, chi tiết

Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

2.2 Biểu hiện

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp như: Lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất, cần cù lao động, hiếu học tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các tập tục, ứng xử, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, các làn điệu dân ca, tuồng chèo...

2.3 Ý nghĩa

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, vì nó góp phần vào việc phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

2.4 Cách rèn luyện:

- Chúng ta cần tự hào, bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc...để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Lên án, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc.