Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Nếu em là người chứng kiến tình huống đó em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải hai bác để không còn xảy ra mâu thuẫn.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Đáp án: A
Lời giải: Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Nếu em là người chứng kiến tình huống đó em sẽ nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải hai bác để không còn xảy ra mâu thuẫn.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là
Vào lúc 12 giờ đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ ứng xử như thế nào?
Biểu hiện của người không biết tôn trọng người khác là như thế nào?
Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai là hành vi như thế nào?
I. Tóm tắt nội dung câu chuyện
1. Mai là một học sinh giỏi nhưng Mai không kiêu căng, không coi thường người khác. Mai luôn lễ phép với người lớn, chan hòa với bạn bè, giúp đỡ mọi người. Vì thế, Mai luôn được mọi người quý mến.
2. Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì Hải là một cậu bé da đen. Hải rất buồn khi bị phân biệt tuy nhiên Hải cũng rất tự hào về màu da của mình.
Hình 1 – Học sinh da đen bị bạn bè trêu chọc
3. Quân và Hùng mang truyện đến lớp đọc trong giờ học môn Ngữ Văn.
Hình 2 – Học sinh đọc truyện trong giờ học
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
2. Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Đó là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
III. Liên hệ bài học với cuộc sống
Một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.
- Chim khôn kêu tiếng rãnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Tự trọng người lại trọng thân.