IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 460

Nghĩa vụ của người công nhân là

 

 

A. chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra. 


 



 


 

B. đi làm đúng giờ. 


 


C. không đánh nhau, cãi nhau trong công ty. 


 


D. Cả A,B,C.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lời giải: Nghĩa vụ của người công nhân là chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra; đi làm đúng giờ; không đánh nhau, cãi nhau trong công ty.  

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động? 

 

 

Xem đáp án » 19/12/2021 1,182

Câu 2:

Hoạt động nào thể hiện lao động tự giác?

 

 

Xem đáp án » 19/12/2021 374

Câu 3:

Những hành vi nào dưới đây không đúng với luật lao động?

 

 

 

Xem đáp án » 19/12/2021 364

Câu 4:

Quyền của người lao động là gì?

 

 

Xem đáp án » 19/12/2021 311

LÝ THUYẾT

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1:

- Việc làm của ông An: Tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trong làng, tăng thêm thu nhập, cuộc sống đỡ vất vả.

- Việc tập trung thanh niên trong làng để làm đồ thủ công mĩ nghệ của ông An : đem lại lợi ích cho bản thân, cho người lao động, cho Xã hội.

* Câu chuyện 2:

- Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hoàng Long : Là hợp đồng lao động vì đã có sự thoả thuận về công việc giữa hai bên, số tiền lương được hưởng.

- Chị Ba không thể tự ý thôi việc mà không báo trước (phá hợp đồng).

⇒ Như vậy là vi phạm hợp lao động

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu của con người, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. Ví dụ: Trồng rau, nuôi gà, sáng tác bài hát…

2.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quyền: Công dân tự do được sử dụng sức lao động của mình để làm những công việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Nghĩa vụ: Mỗi người phải có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì sự phát triển đất nước

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; Cấm lạm dụng người lao động dưới 18 tuổi; Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân hay, chi tiết

Lao động đúng độ tuổi theo luật lao động

2.3. Ý nghĩa:

- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân.

- Một xã hội mà không lao động thì điều sẽ xẩy ra: Không tạo ra được của cải vật chất, xã hội không phát triển được, vì vậy mỗi người phải có nghĩa vụ lao động.