Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mang lại ý nghĩa như thế nào?
A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác.
C. Cảm thấy yêu đời hơn.
D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
Lời giải: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác,....
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em nhận xét như thế nào về hành động của gia đình bà E?
Biểu hiện của người tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là như thế nào?
Vào mỗi dịp nghỉ hè trường đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có nhận xét như thế nào về suy nghĩ của V?
Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là cụm từ
Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là
Biểu hiện của người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là như thế nào?
Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội?
I. Tóm tắt nội dung câu chuyện
Trong buổi sinh hoạt lớp, nảy sinh hai quan niệm:
+ Một số học sinh cho rằng: Để lập nghiệp không cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
+ Số còn lại có ý kiến trái ngược với quan niệm trên.
II. Nội dung bài học
1. Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.
Hình 1 – Học sinh quét rọn nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương
Hình 2 – Đoàn thanh niên tham gia vớt bèo
Hình 3 – Lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
2. Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân rèn luyện, phát triển và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
3. Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển và rèn luyện bản thân.
III. Liên hệ bài học với cuộc sống
Hiện nay, tại các nhà trường đã tích cực đề ra và triển khai các hoạt động chính trị - xã hội cho học sinh tham gia như tổng vệ sinh, trồng cây, tuyên truyền nếp sống văn hoá; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, phòng chống HIV/ AIDS...