IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/12/2021 1,755

Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết Nguyên đán.

D. Cả A,B,C.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: D

Lời giải: Hành động thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là:

+ Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

+ Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

+ Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết Nguyên đán.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

Xem đáp án » 21/12/2021 1,122

Câu 2:

Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là

Xem đáp án » 21/12/2021 1,001

Câu 3:

Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Xem đáp án » 21/12/2021 961

Câu 4:

Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Xem đáp án » 21/12/2021 645

Câu 5:

Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu?

Xem đáp án » 21/12/2021 594

Câu 6:

Khi phát hiện một nhóm thanh niên buôn bán pháo nổ trong trường học em sẽ ứng xử như thế nào?

Xem đáp án » 21/12/2021 568

Câu 7:

Chất và loại hình có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là

Xem đáp án » 21/12/2021 495

Câu 8:

Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là như thế nào?

Xem đáp án » 21/12/2021 450

Câu 9:

Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là đối tượng nào?

Xem đáp án » 21/12/2021 335

LÝ THUYẾT

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

1. Chiến tranh kết thúc, những quả bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi trong lòng đất, nhất là địa bàn ác liệt như Quảng Trị.

Lý thuyết Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Phát hiện bom ở biên giới Quảng Trị do mưa lớn

2. Từ năm 1998 đến năm 2002, toàn quốc xảy ra 5871 vụ cháy, thiệt hại về tài sản lên đến 902.910 triệu đồng.

3. Tính từ năm 1999 đến năm 2002, cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong với nhiều nguyên nhân khác nhau.

II. Nội dung bài học

1. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra những tổn thất về người, tài sản cho gia đình và xã hội.

2. Các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

Lý thuyết Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 2 – Buôn bán pháo hoa là hành vi vi phạm pháp luật

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng.

- Người có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

3. Trách nhiệm của học sinh

- Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Lý thuyết Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 3 – Ngoại khóa tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy tại nhà trường

- Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Trong thời chiến đã có hơn 15 triệu tấn bom, mìn, đạn pháo trút xuống dải đất Việt Nam. Từ nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan chức trách và một số tổ chức hợp tác quốc tế đã triển khai thực hiện nhiều dự án, chương trình khảo sát, rà phá, tiêu hủy bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Phước… thế nhưng đến nay vẫn còn hàng trăm ngàn tấn bom, mìn, đạn pháo, vật liệu nổ vùi lấp rải rác dưới lòng đất ở nhiều địa phương.