Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là
A. quyền định đoạt.
B. quyền khai thác.
C. quyền chiếm hữu.
D. quyền tranh chấp.
Đáp án: A
Lời giải: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền định đoạt.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B được thực hiện quyền sở hữu tài sản nào?
Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào?
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Nhà nước … quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Trong dấu “…” là cụm từ nào?
Ông A cho con gái thừa kế một mảnh đất đứng tên mình. Ông A đang thực hiện quyền nào trong quyền sở hữu tài sản của công dân?
I. Tóm tắt nội dung câu chuyện
Ông An tìm thấy một chiếc bình cổ khi đào móng nhà. Có ý kiến cho rằng ông phải đem nộp cho cơ quan có thẩm quyền, ý kiến còn lại cho rằng nó thuộc quyền sở hữu của ông.
II. Nội dung bài học
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
Quyền sở hữu tài sản bao gồm:
- Quyền chiếm hữu: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng: Quyền khai thác và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.
- Quyền định đoạt: Quyền quyết định đối với tài sản.
2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của Nhà nước.
Hình 1 – Trộm cắp là một hành vi vi phạm pháp luật
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
III. Liên hệ bài học với cuộc sống
Một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng tài sản của người khác:
- Có vay có trả mới thoả lòng nhau.
- Vay thì trả, chạm thì đền.
- Của phi nghĩa có giàu đâu
- Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.
- Ai ơi đừng tham của người
- Lấy một phải trả gấp mười về sau.