Lợi dụng cơ hội Ấn Độ suy yếu, các nước tư bản phương Tây tranh nhau xâm lược Ấn Độ, chủ yếu là
A. Anh và Bồ Đào Nha
B. Hà Lan và Pháp
C. Bồ Đào Nha và Hà Lan
D. Anh và Pháp
Đáp án là D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Mục đích của thực dân Anh khi thực hiện các chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là gì?
Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ thực dân Anh tiến hành cải cách ở Ấn Độ?
Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ vào thời gian nào?
Trước đòi hỏi được tham gia chính quyền của giai cấp tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?
Ấn Độ có vai trò như thế nào trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh?
Trong những năm 1885 - 1905, yêu cầu nào của giai cấp tư sản Ấn Độ chứng tỏ họ muốn tham gia chính quyền?
Đến giữa thế kỉ XIX, nước tư bản nào đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ?
Thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ từ thời gian nào?
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?
Lợi dụng cơ hội Ấn Độ suy yếu, các nước tư bản phương Tây đã có hành động gì?
Hậu quả nghiêm trọng nhất của chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo mà thực dân Anh gây ra đối với nhân dân Ấn Độ là làm cho
Ở các thành phố lớn, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ mở nhiều xí nghiệp
Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách tìm cách khơi sâu sự cách biệt về
Về kinh tế, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào sau đây ở Ấn Độ?
1. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX:
- Từ đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu, bị các nước thực dân phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp) xâm lược.
- Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.
* Chính sách cai trị của Anh:
- Kinh tế: vơ vét lương thực, thực phẩm, các nguồn tài nguyên, bóc lột nhân công.
- Chính trị: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).
Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)
- Xã hội:
+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.
+ Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc (khơi sâu vào sự cách biệt dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ).
* Hệ quả: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)
a. Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Nguyên nhân trực tiếp: Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm ⇒ bất mãn nổi dậy đấu tranh.
b. Diễn biến chính:
- Ngày10/5/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được nhiều thành phố lớn.
- Thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man => 1859, khởi nghĩa Xipay thất bại.
c. Ý nghĩa
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.
- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
a. Đảng Quốc đại.
- Sự hình thành: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.
- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.
- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục – xã hội.
- Sự phân hóa:
+ Phái ôn hòa – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.
+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.
B. Ti-lắc
b. Phong trào dân tộc (1905 – 1908)
- Nguyên nhân:
+ Sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.
+ Trực tiếp: tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
Xú Ben-gan bị chia cắt thành hai miền
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).
+ Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Kết quả: Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
- Tính chất: mang đậm ý thức dân tộc.